Site icon Medplus.vn

HỘI CHỨNG HELLP CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?

Cùng Medplus tìm hiểu về các triệu chứng của hội chứng hellp ở phụ sản bạn đọc nhé

1. Hội chứng hellp là bệnh gì?

Hội chứng HELLP là rối loạn liên quan tới tiền sản giật, nếu không chữa trị kịp thời, có thể gây tử vong. HELLP là một dạng nhiễm độc thai nghén thường gặp ở 5 – 8% phụ nữ đang mang thai, phổ biến nhất là sau tuần 20 khi mang bầu. Triệu chứng của HELLP thường khá mơ hồ, rộng và rất khó để nhận biết, chẩn đoán sớm.

Từ lâu, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiền sản giật có thể liên quan đến các triệu chứng tan máu, tăng men gan và giảm tiểu cầu. Tiến sĩ Louis Weinstein coi các dấu hiệu và triệu chứng cấu thành đó tạo thành một thực thể tách ra từ chứng tiền sản giật nặng. Vào năm 1982 ông đặt tên cho tình trạng này là hội chứng HELLP dựa theo các đặc điểm của nó:

  • H – Hemolysis (tan máu)
  • EL – Elevated liver enzymes (tăng men gan)
  • LP – Low platelets (giảm tiểu cầu)

Hội chứng có thể khó chẩn đoán, đặc biệt khi không có hiện tượng huyết áp cao và protein trong nước tiểu. Các triệu chứng của HELLP đôi khi bị nhầm lẫn với viêm dạ dày, cảm cúm, viêm gan cấp tính, bệnh túi mật hoặc các bệnh lý khác trong giai đoạn tam cá nguyệt.

70% trường hợp sản phụ bị hội chứng HELLP xảy ra trước sinh và 30% xảy ra trong vòng 48 giờ đến 7 ngày sau sinh. 20% phụ nữ mắc hội chứng này sau sinh không hề có biểu hiện của sản giật trước khi sinh. Tỷ lệ tái phát ở những lần mang thai kế tiếp là 3% đối với HELLP, 10-14% đối với IUGR (chậm phát triển trong tử cung) và 18 – 20% đối với tiền sản giật.

Tỷ lệ tử vong do hội chứng này đã được báo cáo lên đến 30%. Đó là lý do tại sao các mẹ bầu cần nhận thức được tình trạng bệnh và các triệu chứng của nó để có thể can thiệp điều trị sớm.

Hội chứng này được phân loại dựa theo mức độ và số lượng tiểu cầu trong máu của mẹ.

  • Phân loại theo mức độ – Theo phân loại của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ năm 2000.
    • Hội chứng HELLP một phần khi có 1 hoặc 2 dấu hiệu bất thường.
    • Hội chứng HELLP toàn phần: có nhiều biến chứng cho mẹ, nên chấm dứt thai kỳ.
  • Dựa theo số lượng tiểu cầu trong máu của mẹ, bệnh được chia thành 3 loại, theo một hệ thống được gọi là “phân loại Mississippi”:
    • Loại I (giảm tiểu cầu nặng): tiểu cầu dưới 50.000/mm3
    • Loại II (giảm tiểu cầu trung bình): tiểu cầu từ 50.000 – 100.000/mm3
    • Loại III (AST> 40 IU/L, giảm tiểu cầu nhẹ): tiểu cầu từ 100.000 – 150.000/mm3

2. Triệu chứng hội chứng HELLP

Các triệu chứng của hội chứng HELLP tiền sản giật (nhiễm độc thai kỳ) bao gồm:

  • Nhức đầu nhiều và tăng dần
  • Mờ mắt, khó chịu
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau ngang vùng thượng vị
  • Dị cảm tê tay chân
  • Có thể bị phù
  • Tăng huyết áp
  • Qua khám phát hiện vỡ bao gan kèm máu tụ, đông máu nội mạch lan tỏa

3. Điều trị hội chứng HELLP

Hội chứng HELLP có thể gây những hậu quả nghiêm trọng như như gây tổn thương gan, thận, dẫn đến suy đa cơ quan khiến bệnh nhân bị rối loạn đông máu, xuất huyết não, men gan tăng. Hội chứng HELLP ở bà bầu có biểu hiện tiền sản giật nếu không được xử trí nhanh chóng, kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng, nguy cơ tử vong cả mẹ lẫn con rất cao.

Cách điều trị duy nhất và bắt buộc đối với hội chứng này là chấm dứt thai kỳ, tức lấy thai nhi ra khỏi người mẹ. Sau khi thai nhi được lấy ra, sức khỏe bà mẹ sẽ được cải thiện rất nhanh.

Ngoài ra, có một số thuốc đã được nghiên cứu để điều trị hội chứng HELL nhưng việc ứng dụng nó vào thực tế vẫn còn gây tranh cãi, nghi ngờ liệu magnesium sulfate có thực sự làm giảm nguy cơ co giật dẫn đến tiền sản giật hay không.

Đối với sản phụ bị đông máu nội mạch lan tỏa, có thể xử lý bằng huyết tương tươi đông lạnh để bồi hoàn lại các protein có chức năng đông máu. Trong một số trường hợp có thể còn phải truyền máu để khắc phục tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân.

Với trường hợp mắc hội chứng HELLP nhẹ thì chỉ cần dùng corticoid và thuốc hạ huyết áp.

Hội chứng HELLP ở bà bầu bị tiền sản giật có những dấu hiệu khá dễ nhầm lẫn với những biểu hiện thông thường của cơ thể trong quá trình mang thai. Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là thai phụ trước đó đã có biểu hiện tiền sản giật không nên chủ quan với bất kỳ thay đổi bất thường nào của cơ thể.

Tốt nhất thai phụ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn, đánh giá thể trạng sức khỏe và có biện pháp can thiệp kịp thời, giúp bảo vệ sự an toàn, mạnh khỏe cho cả mẹ lẫn co

Tìm hiểu từ nguồn: Wikipedia

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về hội chứng hellp, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version