Site icon Medplus.vn

Hương Gia Bì | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Hương Gia Bì | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Hương Gia Bì | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Hương gia bì có mặt ngoài màu vàng nâu, xù xì, có các đường vân dút dọc, không đều, dễ bong. Chất nhẹ, giòn, dễ gãy, mùi thơm đặc biệt. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu hương gia bì hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Hương Gia Bì | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Hương gia bì (Vỏ rễ)

Tên khoa học: Periploca sepium Bge

Họ: Họ Asclepiaceae

Đặc điểm dược liệu

Cây bụi rụng lá, cao đến khoảng 4m. Cuống lá khoảng 5mm; phiến lá hình trứng thuôn dài, kích thước 5 – 9 × 1,5 – 2,5cm, phiến mỏng, gốc hình nêm, đỉnh nhỏ dần; gân bên có 20 – 25 đôi. Cụm hoa xim mọc thường mọc thành đôi trên các cành bên, ít hoa. Cuống nhỏ khoảng 2cm. Lá đài hình trứng – tam giác, kích thước 3 x 2mm.

Tràng hoa chủ yếu màu tím, dài khoảng 1,5cm; đường kính ống tràng 3mm; các thùy hình mũi mác thuôn dài, kích thước 8 × 4mm, cong nhiều, gần mép có lông cứng, càng về gần nhị hoa màu tràng hoa nhạt dần, trên tràng hoa có thêm 5 thuỳ phụ không lông, nhỏ, dài. Quả nang hình trụ, kích thước 7 – 12cm × 5mm, mọc theo cặp, nối nhau ở đầu. Hạt hình thuôn dài, 7 x 1mm; có mào lông khoảng 3cm.

Mùa ra hoa: Từ tháng 6 đến tháng 7.

Quả và nhựa cây đều có độc.

Dược liệu phơi khô: Mảnh vỏ dày từ 0,5 – 3mm có hình ống hoặc hình máng, dài 3 – 17cm hoặc có thể dài hơn, thường cuộn tròn thành ống. Mặt ngoài màu vàng nâu, xù xì, có các đường vân nứt dọc, không đều, dễ bong. Nhẹ, giòn, dễ gãy, vị đắng, mùi thơm hắc đặc biệt.

Bộ phận dùng

Bộ phận sử dụng của cây Hương gia bì: Vỏ rễ đã phơi hay sấy khô

Thu hái và chế biến

Vỏ rễ đào vào mùa xuân và mùa thu, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ngâm mềm, thái thành từng lát dày, phơi nắng hoặc sấy khô.

Phân bố

Cây Hương gia bì mọc ở đồng bằng, ven rừng, sườn núi Trung Quốc ngoại trừ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và Đài Loan.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Từ vỏ rễ Hương gia bì có thể phân lập ra các chất sau: Isovanillin, vanillin, 4 – methoxysalicylic acid, (24R) – 9, 19 – cycloart – 25 – ene – 3 beta, 24 – diol, (24S) – 9, 19 – cycloart – 25 – ene – 3 beta, 24 – diol, cycloeucalenol, beta – amyrin acetate và alpha – amyrin.

Cả C21 steroid và periplocin, một loại glycoside tim, là những thành phần hoạt tính sinh học chính xuất hiện trong vỏ rễ của Periploca sepium. Cho đến nay, hơn 30 hợp chất có hoạt tính sinh học của steroid C21 và periplocin đã được phân lập từ Periploca sepium, tất cả đều thuộc nhóm dẫn xuất steroid, có thể sử dụng cho việc sản xuất số lượng lớn các hợp chất hoạt tính sinh học cho các ứng dụng y tế.

Tính vị

Tân, ôn, có độc

Quy kinh

Vào kinh Can, Thận

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

Cách dùng và liều lượng

Ngày dùng từ 6 – 12g vỏ rễ phơi khô, dùng sắc thuốc hoặc ngâm rượu uống. Có thể phối hợp Hương gia bì với các vị thuốc khác hoặc dùng riêng.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Chưa có dữ liệu về bài thuốc kinh nghiệm có cây Hương gia bì.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng hương gia bì cần lưu ý: Dược liệu Hương gia bì có chứa độc tố, do đó, cần hết sức chú ý khi sử dụng vị thuốc này, không được dùng quá liều và nên tham khảo ý kiến từ thầy thuốc có chuyên môn.

Hương Gia Bì | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version