Site icon Medplus.vn

Huyết Đằng | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Cây huyết đằng (Sargentodoxa cuneata) là một loại dây leo, thân có thể dài tới 10 mét, vỏ ngoài màu hơi nâu. Lá mọc so le, kép, gồm 3 lá chét, cuống lá dài 4,5-10cm, lá chét giữa có cuống ngắn, lá chét hai bên gần như không cuống. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu huyết đằng hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Huyết Đằng | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Huyết đằng; Đại huyết đằng; Hồng đằng

Tên khoa học: Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. et Wiis.

Họ: Thuộc họ Sargentodoxaceae

Đặc điểm dược liệu

Cây huyết đằng (Sargentodoxa cuneata) là một loại dây leo, thân có thể dài tới 10 mét, vỏ ngoài màu hơi nâu. Lá mọc so le, kép, gồm 3 lá chét, cuống lá dài 4,5-10cm, lá chét giữa có cuống ngắn, lá chét hai bên gần như không cuống. Phiến lá chét giữa hình trứng, lá chét 2 bên hơi hình thận, dài 7-1 cm, rộng 3,5-6,5cm. Mặt trên màu xanh, mặt dưới màu xanh nhạt. Hoa đơn tính, khác gốc, mọc thành chùm ở kẽ lá, cụm hoa dài tới 14cm, mọc thõng xuống. Hoa đực màu vàng xanh, 6 lá đài, 6 cánh tràng thoái hóa thành hình sợi, 6 nhị. Hoa cái gần như hoa đực, nhiều lá noãn, bầu thượng. Quả mọng hình trứng dài 8-10mm. Khi chín có màu lam đen. Mùa hoa vào các tháng 3-4, mùa quả vào các tháng 7-8.

Bộ phận dùng

Thân gỗ leo thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 8 – 10, chặt về, cắt bỏ cành lá, để vài ngày cho nhựa se lại, sau mới chặt khúc, phơi khô. Dược liệu khi tươi cắt ngang có nhựa đỏ như máu tiết ra, lúc khô ở mặt cắt có nhiều vòng đen do nhựa quánh lại.

Thu hái và chế biến

Thu hái: Cây mọc quanh năm nhưng thu hái tốt nhất vào tháng 8-10.

Chế biến : Người ta chọn lọc những cây huyết đằng tốt (đường kính thân khoảng từ 3-5 cm) để chặt. Cắt thành từng khúc dài khoảng 1,5m. Sau đó đem đốt cho cháy xém vừa phải ở bên ngoài để không mất chất. Cuối cùng cắt thành từng miếng mỏng để phơi hoặc sấy khô giúp bảo quản được lâu.

Một số nơi lại chặt từng đoạn nhỏ khoảng chứng 25-30cm, sau đó gác trên bếp để tới khi khô (cách này vẫn đảm bảo được màu sắc và mùi vị đặc trưng khi đun nước).

Phân bố

Tại nước ta, cây huyết đằng mọc hoang tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn… Ngoài ra còn phát hiện ở Thái Nguyên, Hà Nội (Ba Vì), Hòa Bình, Ninh Bình. Còn có ở Trung Quốc, Lào.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Hơn 110 thành phần hóa học đã được phân lập và xác định từ thân của huyết đằng, bao gồm axit phenolic, phenolic glycoside, lignans, flavones, triterpenoids và các hợp chất khác.

Tính vị

Huyết đằng có vị đắng, tính bình.

Quy kinh

Chưa có dữ liệu.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Huyết đằng đã được chứng minh là có nhiều hoạt động dược lý, bao gồm chống ung thư, chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng huyết và chống viêm khớp, cũng như hoạt động bảo vệ chống lại các bệnh mạch máu não.

Theo y học cổ truyền

Huyết đằng có vị đắng chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, khu phong, tăng cường lưu thông máu và thư cân hoạt lạc, mạnh gân cốt, giảm đau.

Chủ trị các chứng ứ huyết, đau nhức xương khớp, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, tê bì chân tay, đau lưng mỏi gối…

Cách dùng và liều lượng

Ngày dùng 12-40g, dạng thuốc sắc hay rượu thuốc.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Chữa đau nhức xương, chân tay tê buốt, co quắp

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

​Sắc với nước để uống mỗi ngày, kiên trì áp dụng sẽ giảm các triệu chứng bệnh một cách rõ rệt.

Chữa kinh nguyệt không đều

Nguyên liệu: Mỗi thang thuốc bao gồm:

​Cách làm: Mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc trên. Một liệu trình nên kéo dài từ 5-10 ngày cho đến khi tình trạng kinh nguyệt không đều được cải thiện.

Chữa đau lưng, mỏi gối

Mỗi thang thuốc bao gồm các nguyên liệu sau:

Cách làm: Sắc mỗi ngày 1 thang, uống 2-3 lần/ngày. Liệu trình kéo dài trong 6 tháng. Sử dụng đều đặn mỗi ngày sẽ xua tan nỗi lo đau lưng, mỏi gối.

Điều trị viêm đa khớp dạng thấp

Kết hợp các vị thuốc sau:

Cách làm: Mỗi ngày sắc 1 thang để uống.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng huyết đằng cần lưu ý: Không tự ý sử dụng dược liệu khi chưa có sự đồng ý hay hướng dẫn từ thầy thuốc và các y bác sĩ.

Huyết Đằng | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version