Site icon Medplus.vn

Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì? Có nguy hiểm không?

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một trong những vấn đề thường gặp ngày nay với tỷ lệ tử vong cao. Căn bệnh này đang ngày càng phổ biến. Song, không nhiều người thực sự hiểu đúng về nó. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu huyết khối tĩnh mạch sâu có nguy hiểm không? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?

Hệ thống tĩnh mạch có nhiệm vụ đưa máu sau khi trao đổi oxy từ các cơ quan về tim. Có 3 loại tĩnh mạch bao gồm tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu, và các tĩnh mạch xuyên đưa máu từ tĩnh mạch nông đổ về tĩnh mạch sâu. Cấu tạo tĩnh mạch có các van một chiều cho phép máu di chuyển theo một hướng nhất định.

Huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu là hiện tượng hình thành cục máu đông bên trong lòng tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trong cơ thể, nhưng thường gặp nhất là huyết khối tĩnh mạch chi dưới.

2. Nguyên nhân gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi có rối loạn chức năng đông máu. Khi một huyết khối nhỏ hình thành ở tĩnh mạch, nó sẽ gây ra phản ứng viêm và kích thích tạo thêm các huyết khối mới.

Nguy cơ hình thành HKTMS tăng khi lưu lượng máu giảm, hoặc ứ trệ tuần hoàn ở tĩnh mạch chi dưới. Điều này thường xảy ra khi bệnh nhân không thể cử động được trong một thời gian dài. Máu càng ứ đọng trong tĩnh mạch, huyết khối càng dễ hình thành. Các nguyên nhân đặc hiệu của HKTMS bao gồm:

– Phẫu thuật lớn ở khớp háng, khớp gối, cẳng chân, bắp chân, bụng hoặc ngực

– Gãy khớp háng hoặc gãy chân

– Ngồi máy bay hoặc tàu xe trong thời gian dài, có ít khoảng rộng để cử động chân

– Các rối loạn đông máu có tính chất di truyền

– Ung thư

– Di chuyển bằng máy bay trên hành trình dài có thể gây HKTMS, nhưng thường ít gặp. Đa số các trường hợp HKTMS thường xảy ra trên những bệnh nhân trải qua phẫu thuật, đau ốm, được điều trị nội trú.

– Nguy cơ HKTMS tăng cao ở người béo phì, có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim ứ huyết, có thai, cho con bú, sử dụng thuốc ngừa thai, hoặc bị viêm loét đại tràng.

– Đa số các trường hợp HKTMS đều xảy ra ở chân, nhưng ngày càng phát hiện nhiều các trường hợp HKTMS xảy ra ở phần thân trên.

3. Nhận biết dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu

Chỉ có khoảng một nửa số bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu có biểu hiện triệu chứng. Các dấu hiệu thường xuất hiện ở mắt cá chân, bắp chân hoặc đùi, bao gồm:

  • Sưng phù ở chân hoặc dọc theo các mạch máu
  • Đau nhức chân khi đứng hoặc đi bộ
  • Cảm thấy nóng ở vùng chân bị sưng, đau
  • Da bị bầm đỏ.

4. Đối tượng có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu

Nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ tăng cao đối với những người sau:

– Người mắc bệnh ung thư

– Người đã từng phẫu thuật

– Người cao tuổi

– Hút thuốc

– Khách đi xe đường dài

– Người thừa cân và béo phì

– Phụ nữ mang thai có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu trong thời gian mang thai và 4-6 tuần sau khi sinh.

Điều này do mức độ estrogen cao có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Áp lực của tử cung cũng làm cản trở lưu thông máu tại các tĩnh mạch, đặc biệt là ở phụ nữ có rối loạn máu.

5. Chẩn đoán bệnh Huyết khối tĩnh mạch sâu

Các xét nghiệm cần thiết cho huyết khối tĩnh mạch sâu

Làm thế nào để xác lập chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu?

– Nghi ngờ trên lâm sàng.

– Siêu âm Doppler tĩnh mạch.

– Chụp tĩnh mạch: tiêu chuẩn vàng.

Những phương pháp không xâm nhập để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu:

+ Phương pháp đồng vị phóng xạ.

+ Ít được sử dụng

+ Phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu phần dưới của chi dưới.

– Siêu âm Doppler tĩnh mạch

+ Khám bằng siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới.

+ Tính nhạy cảm và đặc hiệu tùy thuộc vào kỹ thuật viên.

+ Có thể phát hiện với độ chính xác trên 95% các huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính của phần trên chi dưới (các huyết khối những tĩnh mạch nằm phía trên tĩnh mạch bắp chân).

+ Đặc biệt hữu ích trong trường hợp huyết khối các tĩnh mạch chậu, đùi và kheo.

– Chụp cắt lớp tĩnh mạch

+ Hiếm khi được sử dụng.

+ Độ nhạy cảm và đặc hiệu tương tự siêu âm.

– Chụp cộng hưởng từ tĩnh mạch

+ Có thể hữu ích, đặc biệt những bệnh nhân mà kết quả siêu âm không xác định được.

+ Chính xác không những đối với huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới mà còn cho cả huyết khối tĩnh mạch sâu vùng chậu.

6. Các biện pháp phòng ngừa bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

  • Cử động chân. Chỉ cần ngồi một chỗ trong thời gian dài, máu có thể tụ ở chân, tạo thành máu đóng cục. Vì vậy, cứ mỗi 1-2 giờ, nên đứng dậy và đi loanh quanh, bất kể đang ngồi ở bàn làm việc hay đang đi trên xe hoặc máy bay (co duỗi cơ chân trong khi ngồi cũng có tác dụng).
  • Có lối sống lành mạnh: nên bỏ thói quen hút thuốc. Hút thuốc góp phần làm xơ cứng động mạch, qua đó làm tăng nguy cơ máu đóng cục đồng thời uống nhiều nước, vì việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể có thể làm giảm nguy cơ bị máu đóng cục.
  • Duy trì trọng lượng hợp lý, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh nhằm tăng cường sức khỏe tim mạch và vận động thể chất thường xuyên.
  • Việc uống thuốc ngừa thai có thể làm tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu, nên cân nhắc và thận trọng.
  • Nhận biết các dấu hiệu của bệnh để phòng tránh, nên chú ý tình trạng đau, sưng, tình trạng đỏ hoặc thay đổi màu sắc ở một bên chân hay có cảm giác nóng trên da ở khu vực bị ảnh hưởng.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version