Site icon Medplus.vn

Khiếm Thực – Từ thực phẩm bổ dưỡng tới vị thuốc quý trong Y học

12 khiem thuc - Medplus

Khiếm thực là tên của một vị thuốc quen thuộc trong Đông y có thể được lấy từ phần củ của cây hoa súng. Khiếm thực luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Khiếm thực, Kê đầu, Khiếm

Tên khoa học: Euryale ferox Salisb

Họ: Nymphaeaceae

1. Đặc điểm dược liệu

Khiếm thực chính thức là một loại cây mọc ở đầm ao, sống hàng năm, lá hình tròn rộng, nổi trên mặt nước, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím. Mùa hạ, cành mang hoa trồi lên trên mặt nước, đầu cành có một hoa sáng nở chiều héo. Quả hình cầu chất xốp màu tím hồng, mặt ngoài có gai, đỉnh còn đài sót lại, hạt chắc, hình cầu, màu đen

2. Bộ phận dùng

Khiếm thực Trung Quốc sử dụng phần quả để làm vị thuốc.

Còn ở Việt Nam sử dụng phần củ của cây hoa súng để thay thế với những tác dụng tương tự.

3. Phân bố

Dược liệu được tìm thấy rất phổ biến ở Trung Quốc. Điển hình nhất là một số tỉnh giáp ranh với Việt Nam như Quảng Tây, Vân Nam hay Quảng Đông.

4. Thu hái và sơ chế

Dược liệu được thu hái vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm, quả chín hái về đem xay vỡ. Sau đó sẩy lấy hạt rồi đem xay để bỏ phần vỏ và lấy nhân hạt làm thuốc.

Một số cách bào chế khiếm thực thông dụng theo tài liệu y học cổ:

  • Theo Dược Tài Học: Tiến hành sao khiếm thực theo cách sau: Lấy cám bỏ vào nồi (dùng 5kg cám cho 50kg khiếm thực) rang nóng và đợi đến khi khói bay lên thì cho khiếm thực vào. Sao đến khi cho màu hơi vàng thì lấy ra và sàng bỏ cám sau đó để nguội là được.
  • Theo Phương Pháp Bào Chế Đông Dược: Đầu tiên đem loại bỏ hết tạp chất, mốc mọt cùng với thứ thịt màu đen rồi đem đi sao vàng, tán nhỏ và để dành dùng dần.
  • Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: Đem phơi dược liệu thật khô rồi chưng cho tín sau đó bỏ vỏ lấy phần nhân và tán thành bột.

5. Bảo quản

Dược liệu này rất dễ bị mọt nên cần phơi hay sấy thật khô rồi sao vàng và cho vào bình có nắp đậy. Để nơi thông thoáng, tránh ẩm thấp hay có ánh nắng rọi trực tiếp.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Đa phần các tài liệu Đông y ghi nhận dược liệu có vị ngọt, tính bình và không độc.

2. Thành phần hóa học

Sau đây là một số thành phần được ghi nhận là có trong dược liệu khiếm thực:

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu có thể được dùng theo nhiều cách tùy thuộc vào từng bài thuốc hoặc mục đích sử dụng. Thường là dùng tươi, phơi hoặc sấy khô sắc lấy nước uống, sao vàng hay tán thành bột để làm viên hoàn.

Liều dùng được khuyến cáo cho một ngày là khoảng từ 12 – 20g. Tuy nhiên, liều lượng này có thể được thay đổi khi kết hợp với các vị thuốc khác.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc trị thận hư, tỳ hư, đại tiện lỏng, đái dầm, di tinh

2. Bài thuốc chữa thận hư, khí hư, di tinh, tiểu không tự chủ

3. Bài thuốc trị viêm ruột mãn tính, thần kinh suy nhược

4. Bài thuốc trị khí nhược, thận hư, tiểu tiện đục

5. Bài thuốc trị mất ngủ, di mộng tinh

6. Bài thuốc trị các chứng tiêu chảy lâu không dứt, tỳ hư bất vận, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi

7. Bài thuốc chữa đái tháo đường

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Trong một số trường hợp, việc dùng khiếm thực có thể phát sinh các vấn đề không mong muốn:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version