Site icon Medplus.vn

Lá Khế | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Lá khế là bộ phận lá từ cây khế. Theo một nghiên cứu gần đây của trường Đại học Cần Thơ thì trong cao chiết ethanol của loại lá này có chứa alkaloid, flavonoid, steroid, triterpene, đường khử, saponin và tanin.  Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu lá khế hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Lá khế

Tên khoa học: Averrhoa carambola L. (tên của cây khế)

Họ: Họ Chua me đất – Oxalidaceae

Đặc điểm dược liệu

Đây là cây thân gỗ, lâu năm. Cây có thể cao tới 12m. Lá kép lông chim, có 3-5 đôi lá chét nguyên, mỏng. Lá hình trái xoan, đuôi nhọn.

Hoa có cụm hoa ngắn, dạng chùm xim, mọc ở nách lá. Nụ hoa có hình cầu. hoa màu hồng nhạt, ngã tím. Đài hoa gồm 5 lá đài, thuôn, hình mũi mác, ngắn bằng nửa tràng hoa. Tràng hoa có 5 cánh mỏng, tròn ở đỉnh, các đài hoa đính với nhau ở 1/3 dưới. Có 5 nhị, nằm đối diện các lá đài, nằm xen kẽ cùng 5 nhị lép. Bầu nhị có hình trứng, phủ lông tơ, 5 lá noãn tạo 5 ô, trên mỗi ô đựng 4 noãn, có vòi ngắn, đầu nhụy phồng.

Quả to, mọng nước, tiết diện ngang hình ngôi sao 5 múi.

Cây mọc khắp nơi ở nước ta, ra hoa tháng 3-7, có quả tháng 7-12.

Bộ phận dùng

Lá khế được sử dụng để làm thuốc.

Thu hái và chế biến

Thu hái: Thu hái quanh năm

Chế biến: Dùng tươi

Phân bố

Cây khế mọc ở nhiều nơi trên đất nước ta.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Theo một nghiên cứu gần đây của trường Đại học Cần Thơ thì trong cao chiết ethanol của loại lá này có chứa alkaloid, flavonoid, steroid, triterpene, đường khử, saponin và tanin. Nghiên cứu cũng tìm thấy tác dụng kháng viêm in vitro của cao chiết lá khế thông qua thử nghiệm ức chế biến tính albumin bởi nhiệt.

Tính vị

Lá kế có vị chua chát, tính bình.

Quy kinh

Chưa có dữ liệu.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, lá khế tính bình, vị chua và se. Có tác dụng để lợi tiểu, tiêu viêm.

Cách dùng và liều lượng

– Cách dùng: Có thể dùng dưới dạng lá tươi, khô, hoặc sao thơm. Có thể nấu nước tắm, xông hơi, đắp tươi hoặc sao vàng lên.

– Liều dùng: Tùy vào căn bệnh

3. Bài thuốc chữa bệnh

Nếu bạn dùng uống trong thì có thể dùng liều cỡ 20g hoặc hơn dưới dạng lá tươi, khô, hoặc sao thơm.

Lá khế nếu dùng ngoài thì có nhiều cách dùng. Chủ yếu điều trị mẫn ngứa, mề đay. Có thể nấu nước tắm, xông hơi, đắp tươi hoặc sao vàng lên.

Tắm nước lá khế cần khoảng 200g lá tươi vò nát. Cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước, có thể thêm 2 thìa cà phê muối. Tắm với nhiệt độ thích hợp, xả sạch lại với nước.

Xông hơi với lá này cũng được dùng trong điều trị mẫn ngứa. Cho khoảng một nắm lá tươi vào nồi, nấu sôi 2 phút, rồi xông sơ qua. Nước nguội có thể dùng để tắm lại.

Đắp lá khế sau khi rửa sạch. Giã nát với một ít muối hạt, đắp lên vùng da bị ngứa khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Lá khế sao vàng cho đến khi ngoắt lại. Cho vào miếng vải sạch, chà xát nhẹ nhàng lên vùng da mẩn ngứa, rồi rửa lại với nước

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng lá khế cần lưu ý: Không tự ý sử dụng dược liệu khi chưa có sự đồng ý hay hướng dẫn từ thầy thuốc và các y bác sĩ.

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version