Site icon Medplus.vn

Lá Khôi | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Lá Khôi mọc so le, tập trung nhiều về phía ngọn. Lá khá lớn, rộng 6 – 10cm, dài 25 – 40cm. Mép lá nguyên. Mặt trên lá có gân nổi rõ. Phiến lá có màu xanh lục/tía. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu lá khôi hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Lá Khôi | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Cây lá khôi; Cây khôi tía, Cây khôi nhung, Cây khôi, Đơn tướng quân,…

Tên khoa học: Ardisia silvestris Pitard.

Họ: Họ Đơn nem (danh pháp khoa học: Myrsinaceae)

Đặc điểm dược liệu

Cây Khôi (Folium Ardisiae) là loại thực vật nhỏ, cao khoảng 1,5 – 2m. Thân cây có màu xanh, mọc thẳng đứng. Bên trong thân rỗng xốp, thân không phân nhánh hoặc phân nhánh rất ít. Đây là loại cây ưa bóng, thường mọc trong bóng râm, dưới tán các cây khác hoặc trong rừng rậm.

Lá Khôi mọc so le, tập trung nhiều về phía ngọn. Lá khá lớn, rộng 6 – 10cm, dài 25 – 40cm. Mép lá nguyên. Mặt trên lá có gân nổi rõ. Phiến lá có màu xanh lục/tía.

Cây Khôi có 2 loại: Khôi trắng và Khôi tía (hay Khôi nhung). Cả 2 đều có tác dụng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Lá Khôi tía mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím có lông nhỏ mịn. Lá Khôi trắng cả 2 mặt đều màu xanh và không có lông mịn.

Hoa mọc thành chùm, kích thước nhỏ, chùm hoa dài khoảng 10 – 15cm. Quả của cây Khôi là loại quả mọng, khi chín có màu đỏ. Mùa hoa vào tháng 5 – 7 và quả mọc vào tháng 7 – 9.

Bộ phận dùng

Người ta dùng lá Khôi làm thuốc.

Thu hái và chế biến

Thường thu hái vào mùa hạ. Sau khi thu hái đem phơi nắng cho mềm và ủ trong râm.

Phân bố

Cây mọc hoang nhiều ở Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,…

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Lá khôi tía chứa glycoside và tannin.

Tính vị

Vị chua, tính hàn.

Quy kinh

Quy vào kinh Tỳ, Vị.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

Cách dùng và liều lượng

Lá khôi được dùng ở dạng sắc hoặc dùng ngoài. Liều dùng tham khảo: 40 – 80g/ ngày.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng với triệu chứng ợ hơi, ợ chua, bụng đầy trướng

Bài thuốc trị bệnh đau dạ dày, đau cả khi đói hoặc no

Bài thuốc chữa đau dạ dày có thể trạng sút kém, mệt mỏi, đau vùng thượng vị lan ra hai bên sườn

Bài thuốc chữa mẩn ngứa, mề đay và dị ứng

Bài thuốc trị chứng mề đay mẩn ngứa do huyết trệ

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp

Bài thuốc điều trị viêm phế quản và viêm họng

Bài thuốc trị ghẻ lở

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lý về dạ dày

Bài thuốc trị chứng mẩn ngứa do dị ứng

Bài thuốc trị chứng phát ban do phong nhiệt

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng lá khôi cần lưu ý: Không tự ý sử dụng dược liệu khi chưa có sự đồng ý hay hướng dẫn từ thầy thuốc và các y bác sĩ.

Lá Khôi | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version