Site icon Medplus.vn

Làm sao để tập cho trẻ ngủ đúng giờ?

Làm sao để tập cho trẻ ngủ đúng giờ?

Làm sao để tập cho trẻ ngủ đúng giờ?

Làm sao để tập cho trẻ ngủ đúng giờ và ngon giấc? Nhiều trẻ hay giật mình, thức giấc vào ban đêm, đơn giản mẹ hãy chăm sóc bé nhanh và đơn giản và chúc bé ngủ ngon, đừng để trẻ nghĩ rằng thức dậy là được thưởng bằng các trò chơi và sự quan tâm của bạn. Nếu trẻ quá khó ngủ vào ban đêm, mẹ nên giảm bớt thời gian ngủ ngày của trẻ lại. Nếu rèn luyện được cho trẻ thói quen tự ngủ đúng giờ ngay từ nhỏ, không chỉ giúp được việc chăm sóc trẻ nhẹ nhàng hơn rất nhiều mà còn đảm bảo cho sức khỏe và thói quen sinh hoạt khoa học của trẻ về sau nữa.

Rèn luyện cho trẻ có được những thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày luôn là nỗi trăn trở của các mẹ? Tập cho bé tự ngủ chính là một trong những kỹ năng cần thiết như tập bò, tập lật… mà các mẹ cần phải rèn luyện cho con ngay từ khi còn nhỏ, đây là cả một quá trình cần phải kiên nhẫn thực hiện nhiều lần. Những cách tập cho bé tự ngủ vô cùng hiệu quả dưới đây sẽ giúp hành trình nuôi con của các mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn.

1. Tập cho trẻ ngủ đúng giờ

Việc tạo cho trẻ có thói quen sinh hoạt đúng giờ so với những thói quen vốn có “bản năng” của trẻ là bước đầu trong quá trình giúp trẻ có thói quen tự ngủ. Mẹ chọn cho trẻ một giờ ngủ cố định, giúp trẻ cứ tới giờ là thấy buồn ngủ một cách tự nhiên, khi trẻ có thói quen tự ngủ, đi ngủ vào một giờ cố định hàng ngày sẽ giúp đồng hồ sinh học của trẻ sẽ hoạt động hợp lý, ổn định hơn, trẻ sẽ dễ dàng ngủ và ngủ ngon hơn.

Làm sao để tập cho trẻ ngủ đúng giờ?

2. Tạo thủ tục trước khi ngủ

Xây dựng một thủ tục trước khi ngủ là một trong những việc cần phải làm trong bước đầu việc hình thành thói quen tự ngủ cho trẻ, tạo ra hoặc tham khảo chọn ra những thủ tục thích hợp ngay xung quanh nơi trẻ ngủ, đơn giản êm ái nhất như kể chuyện, đọc sách, ôm gối, hoặc tắm,…. giúp trẻ nhận ra khi thấy những thủ tục ngủ, trẻ sẽ tự ngủ khi biết đến giờ phải đi ngủ.

3. Giữ khoảng cách khi trẻ ngủ

Đối với một số trẻ đã quen với việc được mẹ cho con bú hoặc được mẹ ru mới ngủ, thì cần có thời gian nhiều hơn để điều chỉnh giúp trẻ có thói quen tự ngủ. Sau khi cho trẻ đã ngủ theo cách thông thường theo những thói quen trước, mẹ nhẹ nhàng đặt bé xuống nơi ngủ, sau đó có thể cùng con ở trong phòng nhưng không ở cạnh như thường lệ mà giữ một khoảng cách không quá gần, hoặc tốt hơn là mẹ có thể ra ngoài và chờ xem con có giật mình quấy khó khi không thấy mẹ đâu. Trong quá trình tập cho bé tự ngủ, mẹ kiên nhẫn thực hiện, giữ khoảng cách, lùi xa con dần mỗi khi con ngủ, cho đến khi trẻ có thói quen tự ngủ, không còn quấy khóc khi mẹ vắng mặt.

4. Phân biệt ngày và đêm

Giúp trẻ phân biệt được đâu là ban ngày, đâu là ban đêm, giúp trẻ nhận biết được ngủ trưa và ngủ tối, để trẻ có thói quen tự ngủ vào hai khung giờ nhất định trong ngày. Buổi trưa chỉ cần đóng cửa, kéo rèm, đặt trẻ trong không gian yên tĩnh nơi trẻ tự ngủ, buổi tối sau khi thì có thêm thao tác bật đèn ngủ trước khi ra khỏi phòng. Bố mẹ hãy chúc trẻ ngủ ngon khi trẻ giật mình

Nhiều trẻ hay giật mình, thức giấc vào ban đêm, đơn giản mẹ hãy chăm sóc bé nhanh và đơn giản và chúc bé ngủ ngon, đừng để trẻ nghĩ rằng thức dậy là được thưởng bằng các trò chơi và sự quan tâm của bạn. Nếu trẻ quá khó ngủ vào ban đêm, mẹ nên giảm bớt thời gian ngủ ngày của trẻ lại. Nếu rèn luyện được cho trẻ thói quen tự ngủ đúng giờ ngay từ nhỏ, không chỉ giúp được việc chăm sóc trẻ nhẹ nhàng hơn rất nhiều mà còn đảm bảo cho sức khỏe và thói quen sinh hoạt khoa học của trẻ về sau nữa.

Làm sao để tập cho trẻ ngủ đúng giờ?

5. Cho bé thư giãn trước khi ngủ

Hầu hết mọi người đều cần có thời gian để thư giãn trước khi đi ngủ, và em bé của bạn cũng không ngoại lệ. Trước khi cho con ngủ bạn hãy làm vài động tác thư giãn, chơi đùa nhẹ nhàng cùng bé trước khi đặt bé vào trong nôi và ru ngủ. Điều này cũng tạo sự liên kết tình cảm tuyệt vời giữa mẹ và bé. Kéo rèm cửa, bật đèn ngủ để làm tối căn phòng, chuẩn bị một câu chuyện để kể cho bé hay những vật dụng mà bé yêu thích. Tắm bé với nước ấm trước khi đi ngủ để làm dịu da bé, sau đó mặc đồ ngủ và đưa bé vào phòng tối, mở một bản nhạc hát ru hay kể một câu chuyện vui, chơi đùa cùng bé. Sau đó, ôm bé và bắt đầu ru ngủ. Khi bé rơi vào trạng thái buồn ngủ mới nên đưa bé vào nôi hoặc giường.

Khoảng thời gian thư giãn trước khi đi ngủ sẽ giúp cho bé có giấc ngủ sâu hơn và giúp bạn tiết kiệm thời gian và năng lượng cho bản thân. Để bé thư giãn khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ là hợp lý nhất (6 giờ đến 7 giờ tối là khoảng thời gian thích hợp cho bé thư giãn trước khi đi ngủ).

6. Tham khảo thời gian trẻ ngủ

Sự đồng nhất là điều cần thiết cho bé, đặc biệt là đối với giấc ngủ. Tất cả các bé đều cần một lịch ngủ trưa và tối đúng giờ để điều tiết chu kỳ hormone ngày và đêm, cũng như giữ trạng thái cân bằng cho trái tim và tâm trí trẻ. Lịch trình ngủ rất quan trọng trong việc thiết lập cơ chế đồng hồ sinh học cho cơ thể bé. Một lịch trình ngủ hợp lý sẽ giúp bé dễ ngủ hơn và tránh được tình trạng mất ngủ.

Trái lại nếu lịch trình ngủ thay đổi thường xuyên do cha mẹ cho bé ngủ quá sớm hay quá trễ sẽ khiến bé mệt mỏi, dẫn đến tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, sẽ có ngày con bạn ngủ nhiều hơn và những ngày khác ít hơn nên bạn cần linh hoạt để điều chỉnh lịch cho phù hợp. Mẹ chọn cho trẻ một giờ ngủ cố định, giúp trẻ cứ tới giờ là sẽ thấy buồn ngủ một cách tự nhiên, điều này quan trọng trong việc rèn cho bé có thói quen tự ngủ. Thời gian ngủ của bé phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ:

Khi bé có dấu hiệu buồn ngủ dụi mắt, ngáp dài, cơ thể thiếu linh hoạt, cau có và kêu nhặng xị, mất hứng thú với đồ chơi mà bé yêu thích…không nên bỏ qua các dấu hiệu buồn ngủ của bé. Bố mẹ nên để mắt theo dõi bé thường xuyên để biết được lúc nào bé cần đi ngủ. Nếu bạn bỏ qua các dấu hiệu của cơn buồn ngủ tự nhiên này, cơ thể bé sẽ bị mệt mỏi. Những em bé sơ sinh hoặc mới biết đi thường dễ phát ra dấu hiệu khi bé mệt mỏi và cần đi ngủ.

Nếu không thấy được các dấu hiệu này, hoặc bình thường khi bé mệt mỏi do hoạt động quá mức,  bạn hãy đưa bé đến một căn phòng tối và yên tĩnh. Bắt đầu các hoạt động thư giãn nhẹ nhàng, và khi cơn buồn ngủ đến gần những dấu hiệu trên sẽ bắt đầu xuất hiện.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version