Site icon Medplus.vn

Lộc nhung – ” Thần dược ” quý hiếm cần bảo tồn

7 nhung huou 1 - Medplus

Lộc Nhung (Nhung Hươu) luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Nhung hươu, Nhung nai, Lộc nhung

Tên khoa học: Cervus nippon Temminck

Họ: Cervidae

1. Đặc điểm dược liệu

Hươu là động vật nhỏ có vú thuộc họ nhai lại. Hươu thường cao khoảng 0.72 – 1 mét, dài khoảng 0.9 – 1.2 mét. Lông màu đỏ hồng, mịn có nhiều đốm trắng.

Con nai to hơn, mạnh hơn hươu, lông cứng hơn, có màu xám, nâu và không có đốm.

Cả hai loại động vật này đều có chân dài nhỏ, đuôi ngắn, mắt to, dưới mắt có nhiều đốm đen. Chỉ con đực có sừng và được sử dụng để bào chế dược liệu Lộc nhung.

Các loại Lộc nhung được sử dụng phổ biến bao gồm:

2. Phân bố

Hươu, nai là động vật ăn cỏ, quả cây, lá non. Đây là loại động vật không sợ người, ban đêm có thể xuống ruộng để ăn lúa, ngô, đỗ.

Tại Việt Nam hươu, nai thường được tìm thấy ở miền Bắc và đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do nạn săn bắt quá mức.

3. Thu bắt – Sơ chế

Hàng năm vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai sẽ rụng đi, mùa xuân năm sau sẽ mọc lại. Mặt ngoài sừng thường có chứa nhiều lông tơ màu nâu nhạt, bên trong chứa nhiều mạch máu.

Mùa nhung của hươu, nai vào tháng 2 – 3. Người ta thường đi săn vào mùa này để lấy được Lộc nhung chất lượng cao. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nhung hiện tại tăng cao do đó một số nơi ở nước ta như Nghệ An, Hà Tĩnh đã nuôi nhốt Hươu, nai để cưa sừng tiêu thụ.

Khi cưa nhung hươu, nai cần cưa từ chỗ cách đáy nhung 3 – 4 cm. Máu chảy ra có thể được hứng và cho vào rượu uống để tăng cường sinh lý. Muốn hãm cho máu không chảy nữa thì dùng mực tà trộn với than gỗ sau đó bôi vào chỗ cưa. Sau đó dùng vải băng lại để tránh côn trùng.

4. Bào chế dược liệu

Mỗi lần chế biến nhung cần khoảng 2 – 3 ngày. Một cặp nhung khoảng 800 g có thể thu được khoảng 250 g dược liệu.

5. Bảo quản dược liệu

Bảo quản Lộc nhung ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh độ ẩm cao và nơi nhiều côn trùng.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Trong nhung hươu, nai chứa các thành phần hóa học chính như:

2. Tính vị

Theo Bản Kinh: Tính ôn, vị ngọt

Theo Bản Thảo Mông Toàn: Tính ôn, vị ngọt mặn, không độc

3. Quy kinh

Theo Bản Thảo Kinh Sơ: Nhập quyết âm kinh, thiếu âm, túc thiếu âm, thủ quyết âm

Theo Lôi công bào chế dược tính giải: Quy vào kinh Thận, Can

4. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

5. Công dụng dược liệu

Bổ thận tráng dương, tráng dương, sinh tinh.

Hỗ trợ điều trị liệt dương, xuất tinh sớm, yếu sinh lý.

Tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp cơ thể khỏe mạnh dẻo dai.

Tăng nội tiết tố, làm chậm quá trình mãn dục nam.

6. Cách dùng – Liều lượng

Lộc nhung không được cho vào thuốc sắc, chỉ tán nhỏ thành bột, hòa nước dùng uống. Có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác đều được.

Liều lượng khuyến cáo: 1.2 – 4 g mỗi ngày.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Điều trị sắc mặt đen sạm, tinh huyết suy kiệt, tai ù, hoa mắt, miệng khô, lưng đỏ, tiểu đục, trên táo dưới hàn

Sử dụng Lộc nhung, Đương quy, đều tẩm rượu, phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Dùng thịt Ô mai nấu thành cao, trộn với thuốc bột làm thành viên hoàn. Mỗi ngày uống 8 – 12 g lúc đối với nước cơm.

2. Điều trị tinh huyết thô, sốt về chiều, mồ hôi ra nhiều, hồi hộp, lo sợ, chân tay mỏi

Sử dụng Nhung hươu (chưng với rượu), Phụ tử (bào), mỗi vị đều 40 g, tán thành bột mịn, chia thành 4 phần. Lại dùng 10 lát Sinh khương, sắc nước, dùng uống với bột thuốc khi còn ấm.

3. Chữa thận dương bất túc, tinh khí hao tổn gây liệt dương, di tinh, hoạt tinh, lưng đau, đầu gối đau, mỏi gối, tai ù, đầu váng

Dùng Lộc nhung, Nhân sâm, Câu kỷ tử, Thục địa, Phụ tử, tán bột, làm thành viên hoàn, dùng uống.

4. Chữa phụ nữ do hỏa suy gây vô sinh, băng lậu

Sử dụng Lộc nhung 40 g, Thục địa 80 g, Nhục thung dung 40 g, Ô tặc cốt 40 g tán thành bột. Mỗi ngày dùng uống 8 – 12 g.

5. Chữa phụ nữ băng lậu

Dùng Lộc nhung 1 g, A giao, Đương quy, mỗi vị đều 12 g, Ô tặc cốt 20 g, Bồ hoàng 20 g, tán thành bột. Mỗi ngày dùng uống 2 lần, mỗi lần 4 g với rượu ấm.

6. Chữa trẻ em chậm phát triển, còi xương, suy dinh dưỡng

Sử dụng bột Lộc nhung 1 – 2.5 g dùng uống.

7. Sử dụng tăng cường sức khỏe, chữa thiếu máu, đau đầu, ù tai, hoa mắt

Sử dụng Lộc nhung 200 g nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 1 – 3 g.

8. Chữa tiểu nhiều, liệt dương

Sử dụng Lộc nhung sao với rượu, tán thành bột. Mỗi lần dùng uống 0.8 – 1.2 g với nước sắc 20 g Dâm dương hoắc.

9. Điều trị liệt dương, hư yếu, tiểu nhiều, ăn uống không ngon

Sử dụng Nhung hươu 20 – 40 g ngâm rượu trong 7 ngày, uống dần.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Người tự nhiên tê dại không dùng (theo Bản Thảo Kinh Tập Chú).

Người thận hư có hỏa, thượng tiêu có đờm nhiệt, vị có hỏa, thổ huyết, hạ huyết, âm hư hỏa tích, không dùng (theo Bản Thảo Kinh Sơ).

Người Hỏa vượng âm hư không dùng (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

Người có thực nhiệt, không dùng (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version