Site icon Medplus.vn

Bơ liệu có tốt cho sức khỏe của bạn?

Bơ liệu có tốt cho sức khỏe của bạn.

Bơ liệu có tốt cho sức khỏe của bạn.

Bơ (hay còn gọi butter) là một loại thực phẩm phổ biến được làm từ sữa bò. Chúng bao gồm chất béo sữa, có  vị béo ngậy và hương thơm đặc trưng được sử dụng trong nguyên liệu nấu ăn, làm bánh.

Bơ gây nhiều tranh cãi về hàm lượng chất béo quá cao có thể tác dụng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, bơ hiện được coi là tốt cho sức khỏe khi được sử dụng ở mức độ vừa phải.

Bơ tốt hay xấu? Bài viết này giúp bạn có 1 câu trả lời rõ ràng về vấn đề này.

Giá trị dinh dưỡng.

Chủ yếu bao gồm chất béo, bơ là một loại thực phẩm có hàm lượng calo cao. Một muỗng canh (14 gram) bơ khoảng 100 calo. Lượng calo tương đương 1 quả chuối cỡ trung bình.

Các thành phần dinh dưỡng cho 1 muỗng canh (14 gram) bơ mặn là:

  • Lượng calo: 102.
  • Nước: 16%.
  • Protein: 0,12 gram.
  • Carbs: 0,01 gram.
  • Đường: 0,01 gram.
  • Chất xơ: 0 gram.
  • Chất béo: 11,52 gram.
    • Bão hòa: 7,29 gram.
    • Không bão hòa đơn: 2,99 gram.
    • Không bão hòa đa: 0,43 gram.
    • Trans: 0,47 gram.

Chất béo trong bơ.

Bơ có khoảng 80% chất béo, và phần còn lại chủ yếu là nước. Về cơ bản, đó là phần chất béo của sữa được phân tách từ protein và carbs. Bơ là một trong những chất béo phức tạp nhất trong tất cả các loại chất béo, có chứa hơn 400 axit béo khác nhau.

Bơ chứa hàm lượng cao các axit béo bão hòa (khoảng 70%) và một lượng khoảng 25% axit béo không bão hòa đơn. Chất béo không bão hòa đa có trong bơ có số lượng ít hơn (khoảng 2,3% tổng lượng chất béo).

Các loại chất béo khác được tìm thấy trong bơ bao gồm cholesterol và phospholipids.

Chất béo chuỗi ngắn.

Khoảng 11% chất béo bão hòa trong bơ là axit béo chuỗi ngắn (SCFA), phổ biến nhất là axit butyric.

  • Axit butyric là một thành phần độc đáo của chất béo sữa của động vật nhai lại, chẳng hạn như gia súc, cừu và dê.
  • Butyrate, một dạng axit butyric, đã được chứng minh có khả năng làm giảm viêm trong hệ thống tiêu hóa và đã được sử dụng như một phương pháp điều trị bệnh Crohn.

Chất béo trans sữa.

Không giống như chất béo chuyển hóa trong thực phẩm chế biến, chất béo trans sữa được coi là lành mạnh. Bơ là nguồn cung cấp giàu chất béo trans trong chế độ ăn uống, phổ biến nhất là axit vaccenic và axit linoleic liên hợp (CLA).

CLA có liên quan đến các lợi ích sức khỏe khác nhau. Các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật chỉ ra rằng CLA có thể bảo vệ chống lại một số loại ung thư. CLA cũng được bán trên thị trường như một loại thực phẩm bổ sung giảm cân. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều chứng minh hiệu quả giảm cân của nó.

Lưu ý rằng: bổ sung CLA với liều lượng lớn có thể gây hại cho quá trình trao đổi chất.

Vitamin và các khoáng chất

Bơ là một nguồn phong phú của một số vitamin – đặc biệt là những vitamin tan trong chất béo. Các vitamin sau đây được tìm thấy với số lượng cao trong bơ:

  • Vitamin A: Đây là vitamin dồi dào nhất trong bơ. Một muỗng canh (14 gram) cung cấp khoảng 11% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị hằng ngày (RDI).
  • Vitamin D: Không chỉ tốt cho xương, vitamin D còn giúp cơ thể tránh khỏi những căn bệnh nguy hiểm khác.
  • Vitamin E: Một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin E thường được tìm thấy trong thực phẩm béo.
  • Vitamin B12: Còn được gọi là cobalamin, vitamin B12 chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật hoặc vi khuẩn. Chẳng hạn như trứng, thịt, các sản phẩm từ sữa và thực phẩm lên men.
  • Vitamin K2: Còn được gọi là menaquinone – có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim và loãng xương.

Tuy nhiên, bơ không đóng góp nhiều vào tổng lượng vitamin hàng ngày bởi vì chúng ta chỉ thường tiêu thụ với một lượng nhỏ.

Lợi ích sức khỏe.

1. Thúc đẩy hệ tiêu hóa, giảm viêm ruột.

Bơ rất giàu butyrate, một loại axit béo chuỗi ngắn có liên quan đến một số lợi ích đến sức khỏe. Butyrate cũng được sản xuất bởi các vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn và được sử dụng làm nguồn năng lượng cho các tế bào trong ruột.

Butyrate có thể thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa bằng cách giảm viêm ruột và hỗ trợ sự hấp thụ chất lỏng và chất điện giải. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) – một tình trạng đặc trưng bởi các triệu chứng như đau dạ dày, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy.

Nhờ có đặc tính chống viêm, một số nghiên cứu cho thấy butyrate có thể có lợi trong điều trị bệnh Crohn.

Thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

2. Các lợi ích sức khỏe đến từ nguồn Axit Linoleic liên hợp.

Bơ là một nguồn tốt của axit linoleic liên hợp (CLA) – một loại chất béo có trong thịt và các sản phẩm từ sữa. 

Lưu ý rằng: hầu hết các nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng CLA tập trung cao ở dạng bổ sung thay vì lượng tìm thấy trong bơ. Các nghiên cứu bổ sung là cần thiết để hiểu làm thế nào CLA có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khi được tiêu thụ với số lượng lớn từ thực phẩm.

CLA tăng cường hệ miễn dịch.

Tác dụng phụ và lưu ý.

Nếu ăn với số lượng thông thường, bơ có ít tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn bơ với số lượng lớn rất có thể dẫn đến tăng cân và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Một số ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe khi tiêu thụ bơ thường xuyên trong chế độ ăn uống.

Nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để xác định cách ăn bơ thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn.

Dị ứng sữa

Mặc dù bơ rất ít protein, nhưng nó vẫn chứa đủ protein whey gây dị ứng để gây ra phản ứng. Do đó, những người bị dị ứng sữa nên cẩn thận với bơ – hoặc tránh hoàn toàn.

Không dung nạp Lactose

Bơ chỉ chứa một lượng nhỏ đường sữa, vì vậy tiêu thụ với lượng vừa phải  an toàn cho hầu hết những người không dung nạp đường sữa. Loại bơ được nuôi cấy (làm từ sữa lên men) và bơ làm sạch (còn được gọi là ghee) – cung cấp ít đường hơn và có thể phù hợp hơn.

Sức khỏe tim mạch

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong xã hội hiện đại.

Mối quan hệ giữa chất béo bão hòa và bệnh tim là một chủ đề gây tranh cãi trong nhiều thập kỷ. Một lượng lớn chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol LDL (có hại) trong máu, đây là yếu tố nguy cơ của bệnh tim. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chất béo bão hòa không làm tăng loại LDL liên quan mạnh nhất đến bệnh tim – các hạt LDL (sdLDL) nhỏ, dày đặc. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã không tìm thấy mối liên hệ giữa lượng chất béo bão hòa và bệnh tim.

Bất chấp những tranh cãi này, hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên không nên ăn nhiều chất béo bão hòa.

Tham khảo thêm:

https://www.healthline.com/nutrition/is-butter-bad-for-you#evidence

https://www.healthline.com/nutrition/foods/butter#grass-fed-vs-grain-fed

 

Exit mobile version