Cải bẹ dưa: công dụng và giá trị dinh dưỡng tuyệt vời
Anh Huy
Nguyên liệu của món ăn góp phần tạo nên linh hồn của món ăn cũng như mang đến những giá trị dinh dưỡng cụ thể cho món ăn đó. Cải bẹ dưa là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và rất có lợi cho sức khỏe. Nên lưu ý những gì khi sử dụng cải bẹ dưa? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu thông tin nhé!
Thông tin chung về cải bẹ dưa
Cải bẹ dưa (Brassica juncea), còn được gọi là cải mù tạt, mù tạt Ấn Độ, mù tạt Trung Quốc và mù tạt lá, là một loại cây mù tạt và thuộc họ Brassica. Họ này cũng bao gồm các loại cải phổ biến như cải bắp, bông cải xanh, cải brussels, v.v …
Lá, hạt và thân của cây có thể ăn được và được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Chúng thường xuất hiện trong văn hóa ẩm thực miền Nam Hoa Kỳ cũng như các món ăn Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và châu Phi. Ở Việt Nam, loài cải này thường được chế biến thành món cải muối dưa khoái khẩu. Ngoài ra, chúng cũng được xào với các món thịt để tạo hương vị cay thơm nồng hấp dẫn cho món ăn.
Giá trị dinh dưỡng
Ngoài hương vị hạt tiêu thơm nồng, cải bẹ dưa còn là một nguồn dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt. Tiêu thụ 140 gram mù tạt xanh nấu chín cung cấp:
Dinh dưỡng của rau mù tạt chứa 691,50% giá trị vitamin K hàng ngày của bạn! Vitamin K là một trong những vitamin chính giảm thiểu nguy cơ khoáng hóa xương, đông máu, thiếu hụt canxi. Ngoài ra, nó cũng giúp hỗ trợ cả chức năng não và chuyển hóa lành mạnh. Đồng thời, bảo vệ chúng ta chống lại ung thư. Một số nghiên cứu cho rằng việc bổ sung vitamin K cao có thể ngăn chặn tình trạng khoáng hóa xương ở những người bị loãng xương.
2. Giàu chất chống oxy hóa
Cải bẹ dưa cung cấp một lượng lớn 3 chất chống oxy hóa mạnh mẽ: vitamin A, vitamin C và vitamin K. Ngoài ra, chúng là một nguồn mangan nổi bật; folate và cả vitamin E. Vitamin E, C và A cùng giúp tiêu diệt các gốc tự do, gây tổn thương màng tế bào. Chúng cũng cung cấp những lợi ích tuyệt vời cho những người phải vật lộn với bệnh hen suyễn, bệnh tim cũng như các triệu chứng mãn kinh.
3. Cải thiện sức khỏe tinh thần
Khi chúng ta già đi, sức khỏe tinh thần của chúng ta cũng có chiều hướng giảm. Nghiên cứu đã tiết lộ rằng tiêu thụ 300 g rau cải bẹ mỗi ngày có thể giúp giảm 40% khả năng suy giảm sức khỏe tinh thần, giảm stress.
4. Bảo vệ sức khỏe mắt
Rau mù tạt chứa 123,57% giá trị vitamin A hàng ngày của bạn. Vitamin A cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của mắt. Để nhìn thấy toàn bộ phổ ánh sáng, mắt cần tạo ra một số sắc tố nhất định để các tế bào cảm quang trong võng mạc của bạn hoạt động thích hợp. Thiếu vitamin A làm ngừng sản xuất các sắc tố này, dẫn đến mù đêm. Mắt cần vitamin A để chăm sóc các bộ phận khác của mắt, bao gồm giác mạc, lớp phủ rõ ràng ở phía trước mắt. Không có đủ lượng vitamin A, mắt không thể tạo đủ độ ẩm để giúp chúng được bôi trơn đúng cách.
5. Cải thiện sức khỏe của tim
Ăn cả bẹ dưa có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Chúng bảo vệ chống lại bệnh tim vì nồng độ vitamin C và beta-carotene cao.
Nghiên cứu được tiến hành bởi Khoa Dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard đã chứng minh nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn 4% do ăn nhiều loại trái cây hữu cơ và rau hữu cơ. Beta-carotene được tìm thấy trong rau mù tạt có thể làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Lưu ý khi sử dụng
Giống như các loại rau họ cải, hâm nóng nhiều lần loại cải bẹ dưa có thể gây ra sự biến đổi nitrat thành nitrit và cả nitrosamine. Những loại chất biến đổi này có thể có hại cho sức khỏe.
Phytate cũng như chất xơ có trong rau mù tạt có thể cản trở khả dụng sinh học của sắt, magiê và canxi.
Do chứa hàm lượng vitamin K cao, những người sử dụng thuốc chống đông máu như warfarin nên hạn chế loại rau này này vì nó làm tăng nồng độ vitamin K trong máu. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
Cải bẹ dưa chứa axit oxalic, một chất tự nhiên có trong một số loại rau, có thể kết tinh thành sỏi oxalate trong đường tiết niệu ở một số người. Do đó, các bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu oxalate được khuyến cáo tránh ăn rau thuộc họ Brassica.
Rau mù tạt cũng có thể gây nên bệnh bướu cổ, có thể cản trở sản xuất hormone tuyến giáp và có thể dẫn đến thiếu hụt hormone thyroxin ở những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp.