Site icon Medplus.vn

Vitamin B12: vai trò và lợi ích đối với sức khỏe

Vitamin B12 và những lợi ích đối với sức khỏe

Vitamin B12 và những lợi ích đối với sức khỏe

Vitamin B12, còn được gọi là cobalamin, là một loại vitamin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được và chỉ bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Chúng được tìm thấy tự nhiên trong nguồn thực phẩm từ động vật và cũng được bán thương mại dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm.

Vitamin B12 đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm hỗ trợ chức của các tế bào thần kinh, cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu và tổng hợp DNA. Đối với hầu hết người lớn, lượng cobalamin khuyến nghị hàng (RDI) là 2,4 mcg, lượng cao hơn đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

Chúng mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể như giúp tăng năng lượng, cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa bệnh tim. Dưới đây những lợi ích sức khỏe ấn tượng của vitamin B12 được hỗ trợ bởi các nghiên cứu khoa học.

Công thức cấu tạo hóa học

1. Giúp hình thành tế bào hồng cầu và ngăn ngừa thiếu máu.

Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Các tế bào hồng cầu khỏe mạnh thường có hình dạng là nhỏ và tròn, trong trường hợp thiếu vitamin B12 chúng to hơn và có dạng hình bầu dục. Do hình dạng to bất thường, các tế bào hồng cầu không thể di chuyển từ tủy xương vào máu với tốc độ thích hợp, gây ra chứng thiếu máu megaloblastic.

Khi mắc phải tình trạng thiếu máu, cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến các cơ quan quan trọng nên gây ra các triệu chứng cơ thể yếu, mệt mỏi.

2. Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh.

Bổ sung đầy đủ vitamin B12 trong thai kì rất quan trọng để giữ cho cả mẹ và bé khỏe mạnh. Các nghiên cứu cho thấy, não và hệ thần kinh của thai nhi cần có đủ lượng vitamin này từ mẹ để phát triển bình thường. Thiếu vitamin B12 trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như dị tật ống thần kinh, góp phần gây ra sinh non hoặc sảy thai.

Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có mức vitamin B12 thấp hơn 250 mg/dL có khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh cao gấp ba lần so với những thai phụ bổ sung đầy đủ. Đối với phụ nữ bị thiếu vitamin B12 ở dưới mức 150 mg/dL có nguy cơ sinh con bị khuyết tật bẩm sinh cao gấp năm lần so với phụ nữ có mức trên 400 mg/dL.

3. Ngăn ngừa loãng xương.

Bổ sung đầy đủ vitamin B12 trong chế độ ăn uống giúp hỗ trợ sức khỏe xương, ngăn ngừa loãng xương. Một nghiên cứu ở hơn 2.500 người trưởng thành cho thấy, những người bị thiếu loại vitamin này cũng có mật độ khoáng xương thấp hơn bình thường. Mật độ khoáng giảm khiến xương trở nên yếu và dễ vỡ theo thời gian, dẫn đến tăng nguy cơ loãng xương.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy mối liên hệ giữa nồng độ vitamin B12 thấp với sức khỏe xương kém và tăng nguy cơ loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ.

4. Giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

Thoái hóa điểm vàng là một bệnh về mắt do lão hóa, là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu ở những người lớn tuổi. Bổ sung đầy đủ vitamin B12  giúp ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, bổ sung B12 có thể làm giảm homocysteine – một loại axit amin được tìm thấy trong. Nồng độ homocysteine ​​tăng có liên quan đến tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Một nghiên cứu ở 5.000 phụ nữ từ 40 tuổi trở lên kết luận rằng, bổ sung cobalamin cùng với axit folic vitamin B6, có thể làm giảm nguy cơ này mắc bệnh này. Nhóm nhận được các chất bổ sung trong bảy năm có ít trường hợp thoái hóa điểm vàng hơn 41% so với đối chứng. 

Cần có những nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ vai trò của vitamin B12 trong việc thúc đẩy sức khỏe thị lực và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.

5. Cải thiện tâm trạng và trầm cảm.

Vitamin B12 có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng của bạn. Vitamin này đóng một vai trò quan trọng trong việc tổng hợp và chuyển hóa serotonin, một hoạt chất chịu trách nhiệm điều chỉnh tâm trạng. Do đó, thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến giảm sản xuất serotonin, có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, chán nản, căng thẳng.

Một nghiên cứu ở những người bị trầm cảm và có mức vitamin B12 thấp cho thấy, những người dùng cả thuốc chống trầm cảm và vitamin B12 có khả năng cải thiện các triệu chứng trầm cảm hơn nhiều so với nhóm người chỉ được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm đơn thuần.

Ngoài ra, nồng độ cobalamin cao có liên quan đến kết quả điều trị tốt hơn và tăng khả năng phục hồi từ chứng rối loạn trầm cảm (MDD).

6. Cải thiện sức khỏe tim bằng cách giảm Homocysteine.

Nồng độ axit amin homocysteine ​​trong máu cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu cơ thể thiếu vitamin B12, nồng độ homocysteine ​​trong máu sẽ tăng cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu vitamin nhóm B giúp giảm mức homocysteine và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Tuy nhiên, hiện tại không có bằng chứng khoa học nào kết luận chắc chắn rằng bổ sung vitamin này có hiệu quả trong vấn đề này. Do đó, cần thêm nhiều nghiên cứu thêm để hiểu rõ mối quan hệ giữa vitamin B12 và sức khỏe của tim.

Tóm lại: Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước mà cơ thể không tự tổng hợp được và chỉ bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Chúng đóng nhiều vai trò chức năng trong cơ thể và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như: ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh, hỗ trợ sức khỏe xương, cải thiện tâm trạng…

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-b12-benefits#section11

Exit mobile version