Site icon Medplus.vn

Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Tế bào gốc cuống rốn được ứng dụng rất nhiều trong việc điều trị bệnh. Các bác sĩ đã nghiên cứu được rằng tế bào gốc có thể chữa trị thành công hơn 80 bệnh lý, kể cả bệnh hiểm nghèo. Nhận thấy khả năng điều trị bệnh của tế bào gốc, nhiều bậc cha mẹ hiện nay đã đầu tư lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con. Tuy nhiên mọi người vẫn đang thắc mắc lưu trữ tế bào gốc cuống rốn có nguy hiểm không? Có gây ảnh hưởng gì cho mẹ hay em bé không? Để biết câu trả lời, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Medplus nhé!

1. Lợi ích lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

Lợi ích lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

1.1. Nguồn “thuốc thần” điều trị bệnh

Tế bào gốc cuống rốn được chứng minh khả năng “thần kỳ” trong điều trị bệnh. Điểm đặc biệt ở đây, tế bào gốc cuống rốn ngoài chữa trị bệnh cho chủ nhân tế bào đó, còn có thể chữa cho cả người thân cả những người không cùng huyết thống. Điều kiện duy nhất là có chỉ số sinh học phù hợp. 

Khi những đối tượng trên mắc bệnh, tế bào gốc cuống rốn sẽ được lấy từ ngân hàng tế bào gốc – nơi đăng ký lưu trữ tế bào trước đó, sau đó được sử dụng để cấy ghép hoặc điều trị bệnh.

1.2. Các bệnh rối loạn chuyển hóa

Tế bào gốc có thể chữa lành các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa như:

1.3. Điều trị các bệnh máu không ác tính

1.4. Các bệnh suy giảm miễn dịch

1.5. Tế bào gốc cuống rốn điều trị khối u

1.6. Điều trị các bệnh ung thư máu

Tế bào gốc máu rốn có khả năng điều trị bệnh ung thư máu

Tế bào gốc cuống rốn có khả năng điều trị các bệnh liên quan tới máu như:

 1.7. Điều trị bệnh lý khác ngoài huyết học

Tế bào gốc máu cuống rốn có thể biệt hóa thành những tế bào của những mô khác như: cơ (cơ vân, cơ tim), tế bào não, tế bào gan, tế bào da, tế bào phổi, tế bào thận, tế bào ruột và tế bào tuyến tụy… Vì thế, từ nguồn tế bào gốc máu cuống rốn có thể điều trị được nhiều bệnh lý khác ngoài huyết học. Trong đó, có bốn bệnh lý vừa được nghiên cứu ứng dụng điều trị là:

1.8. Mang oxy đến toàn bộ các tế bào

Tế bào gốc cuống rốn sản sinh tế bào hồng cầu, giúp mang oxy tới toàn bộ các tế bào khác.

1.9. Tế bào gốc tạo máu điều trị bệnh

Tế bào gốc hệ tạo máu điều trị hiệu quả những bệnh lý mắc phải hoặc bẩm sinh khác nữa, ví dụ: Thiếu máu bất sản nặng, thalassemia, amyloidosis,…

1.10. Nghiên cứu điều trị bệnh ung thư khác

Ngoài những kết quả trên thì tế bào gốc cuống rốn đang được nghiên cứu để điều trị những bệnh ung thư khác như:

2. Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn có nguy hiểm không?

Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn có nguy hiểm không?

2.1. Lấy mẫu tế bào gốc cuống rốn có đau không

Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn vô cùng an toàn. Cuống rốn là phần nối từ thai nhi đến bánh rau có chức năng vận chuyển, trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và bào thai trong quá trình mang thai. Ngay sau khi sinh bé, các bác sĩ sẽ dùng kim chuyên dụng nối vào tĩnh mạch rốn được nối với túi thu thập, trong túi có chứa sẵn chất chống đông để ngăn hình thành cục máu đông.

Máu cuống rốn sau khi được thu thập sẽ được chuyển về ngân hàng tế bào gốc cuống rốn. Các chuyên viên sẽ tiến hành các bước xử lý tiếp theo nhằm loại bỏ những thành phần thừa và tinh lọc tế bào gốc. Sau cùng, tế bào gốc cuống rốn sẽ được đưa vào phòng và lưu trữ cẩn thận.

Máu cuống rốn được lấy từ phần dây rốn đã được cắt sau khi sinh, đồng nghĩa với việc không gây bất cứ đau đớn, khó chịu hay tổn hại nào đến mẹ và bé. Do đó, mẹ không cần phải lo lắng khi quyết định tham gia lưu trữ tế bào gốc cuống rốn nhé.

2.2. Quy trình lưu trữ tế bào gốc cuống rốn diễn ra như thế nào

Phương pháp lưu trữ tế bào gốc máu rốn bao gồm các bước sau:

2.3. Quá trình lấy mẫu tế bào gốc máu rốn mất bao lâu

Máu cuống rốn được lấy từ phần dây rốn đã được cắt sau khi sinh, đồng nghĩa với việc không gây bất cứ đau đớn, khó chịu hay tổn hại nào đến mẹ và bé. Quá trình thực hiện lấy mẫu chỉ mất khoảng 3-5 phút. Do đó, mẹ không cần phải lo lắng khi quyết định lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con nhé.

2.4. Tế bào gốc cuống rốn lưu trữ trong thời gian bao lâu?

Tế bào gốc cuống rốn để được bao lâu? Theo nghiên cứu, tế bào gốc cuống rốn có thể lưu trữ được từ 21-23.5 năm ở nhiệt độ < -196 độ C.

3. Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn ở đâu tốt?

Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn ở đâu tốt, uy tín và an toàn

Hiểu được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi, ngày càng nhiều các cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trữ tế bào gốc ra đời. Tuy nhiên, càng nhiều cơ sở lưu trữ tế bào gốc thì khách hàng lại phân vân không biết lựa chọn lưu trữ ở đâu. Dưới đây là danh sách những bệnh viện/trung tâm lưu trữ tế bào gốc cuống rốn hợp pháp và đảm bảo nhất:

1. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc FSCB.

2. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

3. Ngân hàng tế bào gốc – Bệnh viện Nhi Trung ương.

4. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc Medeze.

5. Ngân hàng tế bào gốc MekoStem.

6. Bệnh viện truyền máu huyết học.

7. Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.

8. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

9. Bệnh viện Từ Dũ.

10. Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

11. Bệnh Viện Quốc Tế DNA.

4. Tổng kết

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn lưu trữ tế bào gốc cuống rốn có nguy hiểm không rồi. Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn rất an toàn và không hề gây tổn thương gì cho mẹ và bé. Do đó bạn hoàn toàn có thể an tâm khi quyết định tham gia lưu trữ tế bào gốc nhé. Ngoài ra, ba mẹ có thể đến trực tiếp những cơ sở lưu trữ tế bào gốc để nhận sự tư vấn hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Nếu có hứng thú tìm hiểu về tế bào gốc, những ứng dụng cũng như lợi ích sức khỏe, hãy đón đọc thêm nhiều bài viết khác của Medplus bạn nhé.

Xem thêm bài viết liên quan:

Nguồn thông tin tham khảo:

Exit mobile version