Site icon Medplus.vn

Mẹ bầu bị huyết áp thấp ăn gì? 7 thực phẩm dành cho mẹ bầu

Mẹ bầu bị huyết áp thấp nên ăn gì?

Mẹ bầu bị huyết áp thấp nên ăn gì?

Trong sáu tháng đầu mang thai, nguy cơ mắc huyết áp thấp của người phụ nữ là rất cao. Thời gian này nếu mẹ bầu không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ rất dễ khiến bệnh tình phát triển. Vậy mẹ bầu bị huyết áp thấp ăn gì?

Nguyên nhân huyết áp thấp là do sự thay đổi không ngừng của nội tiết tố progesterone trong cơ thể khi mang thai. Mẹ bầu thường xuyên phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, dễ ngất xỉu, té ngã… Nguy hiểm hơn, huyết áp tụt quá thấp và thường xuyên, thai nhi sẽ không nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết để phát triển bình thường.

Mẹ bầu bị huyết áp thấp ăn gì?

Mật ong

Mật ong giàu vitamin C, E và các khoáng chất có tác dụng dưỡng ẩm, giảm ngứa, chống khô da, cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc được dân gian sử dụng để chữa nhiều vấn đề về sức khỏe từ rất lâu đời. Có thể thêm vào vài giọt chanh tươi khi uống để bổ sung thêm vitamin C và tăng cường chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa.

Trái cây tươi

Mẹ bầu bị tụt huyết áp nên tăng cường thêm trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày để có được lợi ích từ chất xơ, vitamin, khoáng chất và dưỡng chất có trong lớp vỏ của rau, củ, quả. Bên cạnh đó, để hạn chế hàm lượng đường trong trái cây có thể làm đường trong máu tăng cao, thì mẹ bầu nên chọn các loại trái cây có chỉ số đường thấp như: dâu tây, mơ, bưởi, ổi, lê, cam, dưa hấu, việt quất, táo, kiwi…

Nho khô

Đây được xem như một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời hỗ trợ điều trị huyết áp thấp. Nho khô giúp duy trì huyết áp ở mức bình thường bằng cách hỗ trợ chức năng của tuyến thượng thận. Tốt nhất là ăn vào mỗi sáng

Gừng

Đây là loại gia vị rất phổ biến. Gừng có nhiều công dụng: kích thích tiêu hóa, giải cảm, lưu thông mạch máu… Vài lát gừng tươi, hoặc uống trà gừng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện huyết áp thấp.

Protein

Protein giúp hình thành, duy trì và thay thế các tế bào trong cơ thể. Protein chiếm tới trên 50% khối lượng của tế bào. Thiếu protein dẫn đến suy dinh dưỡng, gây suy giảm hệ miễn dịch; ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh trong cơ thể. Do đó, mẹ bầu bị huyết áp thấp nên bổ sung protein trong chế độ ăn hàng ngày. Thực phẩm nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng, sữa) là nguồn protein giàu có; nhiều về số lượng, cân đối về thành phần và đậm độ axit amin cần thiết.

Lưu ý khi mẹ bầu huyết áp thấp bổ sung Protein

Khi bị hấp thụ quá nhiều Protein động vật, cơ thể sẽ gặp các chứng bệnh về tim mạch, béo phì và hàm lượng cholesterol trong máu cao quá mức cho phép. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, có thể dẫn đến biến chứng thành nhiều bệnh khác. Do đó, cần có chế độ liều lượng nhất định khi chế biến các loại thực phẩm từ protein động vật.

Thay vào đó, chúng ta có thể bổ sung thêm các loại thẩm phẩm chứa protein từ thực vật. Protein thực vật với hàm lượng chất béo thấp, ít cholesterol; là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho tim mạch. Các loại thực vật đầu bảng về protein là chuối, bí đỏ, rau xanh,…

Mẹ bầu bị huyết áp thấp ăn gì: thực phẩm cung cấp vitamin

Vitamin nhóm B

Tăng cường vitamin nhóm B cũng giúp làm tăng nồng độ hormone cysteine trong máu; ổn định nhịp tim, hỗ trợ điều trị hiệu quả các vấn đề về huyết áp. Mẹ bầu có thể bổ sung các loại thực phẩm như: Chuối, hạt điều, bơ, quả óc chó, măng tây,…

Vitamin C

Vitamin C sẽ giúp thúc đẩy sự thư giãn hệ thần kinh; ổn định tâm lý và tăng cường hoạt động của hệ thống thần kinh ở tim. Mẹ bầu bị huyết áp thấp nên chọn nước cam hoặc chanh pha với nước ấm uống hàng ngày; rất có hiệu quả trong việc bổ sung điện giải, vừa giúp cải thiện huyết áp. Chất chống oxy hóa có trong chanh, cam giúp duy trì huyết áp ổn định; điều tiết lưu thông máu.

Mẹ bầu bị huyết áp thấp không ăn gì?

Một số thực phẩm như cà rốt, cà chua, táo mèo, hạt dẻ nướng, sữa ong chúa. Các thực phẩm có tính lạnh như rau bina, cần tây, dưa, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, tỏi, tảo bẹ, hành tây, hạt hướng dương… vì đây là những thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp.

Lưu ý cho mẹ bầu bị huyết áp thấp

Đến gặp bác sĩ khi có những triệu chứng nghiêm trọng như nhức đầu dữ dội, tê một phần cơ thể, khó thở. Khám thai định kỳ và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện; hướng điều trị kịp thời ngay khi xuất hiện triệu chứng huyết áp thấp thai kỳ.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version