Mẹ bầu bị nhiễm giun kim thường ngứa ngáy, khó chịu và khiến bạn mất ngủ hàng đêm. Giun kim ảnh hưởng tình trạng ăn uống của mẹ bầu, có thể dẫn đến thai nhi bị thiếu chất dinh dưỡng. Vậy làm thế nào khi bị nhiễm giun kim trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị nhiễm giun kim nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
Giun kim sinh sôi và phát triển tại khu vực hậu môn, thức ăn của chúng là máu của vật chủ. Một số khác có các triệu chứng dai dẳng thường gặp như là: Ngứa ở vùng âm đạo, đặc biệt dữ dội vào ban đêm; Xuất hiện giun kim trong phân; Ngủ không được; Đau bụng; Buồn nôn. Các bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu tránh dùng thuốc và giữ vệ sinh cẩn thận. Chỉ trong những tình huống xấu nhất mới nên uống thuốc.
Mẹ bầu bị nhiễm giun kim nên ăn gì: Tỏi
Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Một vài người sử dụng tỏi như một phương pháp hỗ trợ khi bị nhiễm giun kim, giun móc và giun đũa. Ngoài ra, tỏi còn chứa lượng lớn axit lipoic và taurine; quercetin tuyệt vời và có lịch sử lâu dài trong điều trị các triệu chứng do nhiễm virus. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin C và kali dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trong tỏi còn chứa hoạt chất Allicin có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh từ môi trường và điều trị nhiễm trùng rất tốt.
Lưu ý bà bầu khi ăn tỏi
- Không nên ăn tỏi, uống nước ép tỏi khi đói. Các mẹ sẽ gặp ngay các triệu chứng: buồn nôn, khó chịu, tiêu chảy vì tỏi chứa chất oxy hóa khá mạnh, bào mòn đường ruột và chất fructan sẽ làm cho dạ dày chứa đầy chất khí rất nguy hại.
- Ăn tỏi tươi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo. Bất kỳ dấu hiệu chảy máu âm đạo nào sau khi ăn tỏi cần gặp bác sĩ chuyên khoa.
- Bà bầu bị huyết áp thấp không nên sử dụng tỏi vì tỏi có thể làm giảm lượng huyết áp.
- Ăn nhiều tỏi có thể khiến mẹ bầu bị loãng máu. Tỏi có đặc tính làm loãng máu, tốt nhất trước 2 tuần sinh mẹ không nên ăn tỏi.
Mẹ bầu bị nhiễm giun kim nên ăn gì: Cà rốt
Cà rốt được biết đến là một loại củ chứa nhiều chất xơ và có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột chuyển động thường xuyên, giúp hệ tiêu hóa phát triển mạnh. Nên sẽ có khả năng đẩy được giun kim ra khỏi đường ruột. Trong thai kỳ, khả năng miễn dịch của bạn bị suy giảm và việc tiêu thụ cà rốt thường xuyên giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Việc mẹ bầu tiêu thụ cà rốt hằng ngày cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ em bé bị dị tật thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống…
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn cà rốt
- Việc tiêu thụ quá nhiều cà rốt có thể khiến lượng beta-carotene trong cơ thể mẹ bầu quá cao. Điều này có thể gây tử vong.
- Cà rốt có màu cam hoặc đỏ nên khi tiêu thụ chúng với số lượng quá lớn có thể khiến mẹ bầu bị vàng da. Lượng carotene trong cơ thể ở mức quá cao có thể gây ra tình trạng carotene huyết (cacarotenemia).
- Việc bà bầu ăn cà rốt quá nhiều có thể khiến lượng vitamin A trong cơ thể nhiều hơn mức cần thiết. Lượng vitamin A quá cao có thể gây cản trở sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
- Cà rốt là một loại rau ăn củ lành tính. Tuy nhiên vẫn có một số người có thể bị dị ứng với các biểu hiện như đau đầu dữ dội, buồn nôn sau khi ăn. Mẹ nên thận trọng trước khi thêm nó vào chế độ ăn uống.
- Nếu mẹ đang bị nhiễm trùng đường mật trong thai kỳ, cần tránh tiêu thụ quá nhiều loại củ này.
- Mẹ bầu không nên uống quá nhiều nước ép của loại củ này. Việc tiêu thụ quá nhiều thức uống này có thể khiến mẹ bầu đau đầu và rơi vào trạng thái hôn mê.
Mẹ bầu bị nhiễm giun kim nên ăn gì: Đu đủ
Đu đủ chín có chứa dồi dào hàm lượng vitamin như: vitamin B1, B2, B6, PP…Trong đó, vitamin B1 có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Nhờ chứa lượng lớn hoạt chất dinh dưỡng, bao gồm chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin, đu đủ có tác dụng tích cực trong việc loại bỏ giun sán và giun kim. Bên cạnh đó, đu đủ chín cũng dồi dào các chất chống oxy hóa. Kali, canxi, magie, kẽm có trong đu đủ chín cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.
Bà bầu nên ăn đu đủ chín thời điểm nào là tốt nhất
Sáng sớm chính là thời điểm tốt nhất để ăn đu đủ vì lúc này cơ thể của bà bầu chứa Fructoza cao. Khi mới thức dậy, cơ thể chúng ta cần được bổ sung ngay năng lượng bởi ban đêm mọi hoạt động thường bị ngưng trệ. Không nên ăn hoa quả lúc gần đi ngủ vì chúng chứa đường khiến các bà bầu khó ngủ hơn. Ngoài ra mẹ bầu nên ăn đu đủ chín trước 1-2 giờ trước khi bước vào bữa ăn chính để cơ thể có thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.
Một số lưu ý dành cho bà bầu khi ăn đu đủ
Bà bầu tuyệt đối không ăn đu đủ xanh suốt thai kỳ vì đu đủ xanh chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe. Khi ăn đu đủ chín mẹ bầu cũng nên lưu ý như sau:
- Không ăn đu đủ quá lạnh
- Không lạm dụng ăn đu đủ chín cùng một lúc vì chất beta carotene có trong đu đủ có thể khiến mẹ bầu bị vàng da ở lòng và mu bàn tay, bàn chân.
- Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn loại quả này hợp lý. Nên ăn 2-3 lần/tuần mỗi lần ăn 1 miếng vừa là đủ.
- Bỏ hạt trước khi ăn vì hạt đu đủ chín chứa chất độc.
Mẹ bầu bị nhiễm giun kim không nên ăn gì
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị nhiễm giun kim
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị u tuyến giáp nên ăn gì để cải thiện sức khỏe thai kỳ?
- Mẹ bầu bị tăng nhãn áp nên ăn gì để cải thiện tình trạng mắt?
- Mẹ bầu bị lẹo mắt nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- Mẹ bầu bị nổi mụn cóc nên ăn gì để giảm tình trạng mụn?
- Mẹ bầu bị nổi mụn thịt nên ăn gì để giảm tình trạng lây lan?
- Mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Nguồn: Tổng hợp