Nhiễm sán lá gan có thể khiến mẹ bầu sa sút tinh thần, chán ăn, cơ thể suy yếu. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vậy làm thế nào khi bị nhiễm sán lá gan trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị nhiễm sán lá gan nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
Nhiễm sán lá gan là một bệnh ký sinh trùng mạn tính ở đường mật. Nhiễm ký sinh trùng xảy ra thông qua việc ăn thực phẩm có sán lá gây nhiễm khuẩn và uống nước chưa được đun sôi. Sán lá gan vốn dĩ rất nguy hiểm, nó xâm nhập vào cơ thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan như phổi, đường mật, gan… Các triệu chứng của nhiễm sán lá gan thường dễ nhận biết, điển hình như: Trường hợp bị nhiễm trùng do ăn gan sống của động vật bị nhiễm bệnh có thể bị đau họng nặng và sưng thanh quản.
Mẹ bầu bị nhiễm sán lá gan nên ăn gì: Rau sam
Rau sam không chỉ có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt mà còn hỗ trợ tẩy giun, sán. Rau sam có tính mát, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ gan thận… Bà bầu ăn rau sam là cách thanh nhiệt vô cùng hiệu quả. Rau sam chứa hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ trong rau sam có thể chuyển thành dạng gel. Đi qua đường ruột giúp quá trình thẩm thấu dinh dưỡng cũng như quá trình bài tiết ở thành đại tràng trở nên tốt hơn.
Một số món ăn chế biến rau sam cho bà bầu
- Canh rau sam thịt bằm
- Canh rau sam nấu cá rô đồng
- Rau sam luộc chấm mắm tỏi ớt
Lưu ý khi mẹ bầu ăn rau sam
3 tháng đầu đời bạn hoàn toàn không nên ăn rau sam, đặc biệt người từng phá thai. Vì các chất độc trong rau sam sẽ tích trữ trong cơ thể bạn. Khi đó chất xơ có trong rau sam cũng thành chất không tốt cho cơ thể bạn. Rau sam có thuộc tính hàn quá cao, giải độc, trừ giun sán nên gây kích thích mạnh đến tử cung. Khi ăn, tử cung co bóp dễ dẫn đến sảy thai, sinh non và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.
Mẹ bầu bị nhiễm sán lá gan nên ăn gì: Lá mơ
Nước cốt lá mơ lông có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị giun, sán hiệu quả. Trong lá mơ có lượng lớn protein, caroten và vitamin C có tác dụng tuyệt vời giúp hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa. Để tăng tác dụng điều trị, mẹ bầu nên uống nước lá mơ vào buổi sáng khi bụng còn trống rỗng. Nên uống liên tục 2 – 3 ngày sẽ giúp đào thải giun ra ngoài cơ thể.
Món ăn từ lá mơ tốt cho bà bầu
Lá mơ rất bổ dưỡng khi ăn kèm với trứng. Mẹ có thể kết hợp trứng và lá mơ thành nhiều món khác nhau như: trứng gà hấp lá mơ; hoặc trứng rán với lá mơ,… Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng lá mơ như một rau ăn kèm với các món ăn hàng ngày để tăng thêm khẩu vị khi ăn.
Lưu ý mẹ bầu khi dùng lá mơ
Bà bầu ăn lá mơ hoàn toàn an toàn với sức khỏe, bởi đây là một thực phẩm lành tính. Tuy nhiên, bất kỳ thực phẩm nào, dù an toàn đến đâu cũng không được lạm dụng. Đối với lá mơ cũng vậy. Mẹ có thể dùng lá mơ trong suốt thai kỳ của mình, nhưng nên dùng với lượng vừa phải. Nên dùng 1-2 lần/tuần. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn tăng hàm lượng sử dụng.
Mẹ bầu bị nhiễm sán lá gan nên ăn gì: Đu đủ
Đu đủ chín có chứa dồi dào hàm lượng vitamin như: vitamin B1, B2, B6, PP…Trong đó, vitamin B1 có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Nhờ chứa lượng lớn hoạt chất dinh dưỡng, bao gồm chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin, đu đủ có tác dụng tích cực trong việc loại bỏ giun sán và giun kim. Bên cạnh đó, đu đủ chín cũng dồi dào các chất chống oxy hóa. Kali, canxi, magie, kẽm có trong đu đủ chín cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.
Bà bầu nên ăn đu đủ chín thời điểm nào là tốt nhất
Sáng sớm chính là thời điểm tốt nhất để ăn đu đủ vì lúc này cơ thể của bà bầu chứa Fructoza cao. Khi mới thức dậy, cơ thể chúng ta cần được bổ sung ngay năng lượng bởi ban đêm mọi hoạt động thường bị ngưng trệ. Không nên ăn hoa quả lúc gần đi ngủ vì chúng chứa đường khiến các bà bầu khó ngủ hơn. Ngoài ra mẹ bầu nên ăn đu đủ chín trước 1-2 giờ trước khi bước vào bữa ăn chính để cơ thể có thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.
Một số lưu ý dành cho bà bầu khi ăn đu đủ
Bà bầu tuyệt đối không ăn đu đủ xanh suốt thai kỳ vì đu đủ xanh chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe. Khi ăn đu đủ chín mẹ bầu cũng nên lưu ý như sau:
- Không ăn đu đủ quá lạnh
- Không lạm dụng ăn đu đủ chín cùng một lúc vì chất beta carotene có trong đu đủ có thể khiến mẹ bầu bị vàng da ở lòng và mu bàn tay, bàn chân.
- Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn loại quả này hợp lý. Nên ăn 2-3 lần/tuần mỗi lần ăn 1 miếng vừa là đủ.
- Bỏ hạt trước khi ăn vì hạt đu đủ chín chứa chất độc.
Mẹ bầu bị nhiễm sán lá gan không nên ăn gì
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị nhiễm sán lá gan
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị u tuyến giáp nên ăn gì để cải thiện sức khỏe thai kỳ?
- Mẹ bầu bị tăng nhãn áp nên ăn gì để cải thiện tình trạng mắt?
- Mẹ bầu bị lẹo mắt nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- Mẹ bầu bị nổi mụn cóc nên ăn gì để giảm tình trạng mụn?
- Mẹ bầu bị nổi mụn thịt nên ăn gì để giảm tình trạng lây lan?
- Mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Nguồn: Tổng hợp