Khi mang thai, nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến mẹ bầu dễ gặp phải những vấn đề gây nhức mỏi, sa sút tinh thần, cơ thể suy yếu, tổn tng. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào khi bị xơ vữa động mạch trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị xơ vữa động mạch nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
Xơ vữa động mạch là tình trạng động mạch bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn do các mảng xơ vữa động mạch được tạo thành từ các chất béo, cholesterol và các hợp chất khác ngăn cản máu lưu thông đến tim và các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ thậm chí tử vong.
Mẹ bầu bị xơ vữa động mạch nên ăn gì: Rau má
Đây là loại rau có tác dụng tái tạo những tế bào hồng cầu đã từng bị tổn thương. Chiết xuất rau má có thể giúp cường hóa thành mạch máu và mao mạch, giúp ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hệ tuần hoàn. Rau má giúp kích thích lưu thông máu, giúp tăng oxy hóa trong các bộ phận cơ thể và các cơ quan nội tạng quan trọng, từ đó giúp các bộ phận và cơ quan nội tạng này hoạt động hiệu quả. Mẹ bầu có thể nấu canh rau má hay ép lấy nước uống mỗi ngày.
Món ăn ngon từ rau má cho mẹ bầu
- Canh rau má nấu nghêu
- Gỏi rau má thịt bò
- Nước rễ tranh rau má mía lau
- Rau má nước dừa
- Sữa đậu xanh rau má
- Canh rau má thịt bằm
Lưu ý khi mẹ bầu sử dụng rau má
Những phản ứng dị ứng với rau má mà bạn có thể mắc phải bao gồm đỏ da, ngứa hoặc phát ban trên da, bị đau bụng, buồn nôn hoặc thải ra phân có màu lạ. Dù các triệu chứng này cũng như việc các hợp chất trong rau má phản ứng với nhau là khá hiếm nhưng bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng rau má.
Mẹ bầu bị xơ vữa động mạch nên ăn gì: Chuối
Theo nghiên cứu, trung bình mỗi trái chuối sẽ cung cấp khoảng 0,4 mg vitamin B6. Vitamin B6 là hoạt chất không thể thiếu trong hoạt động chuyển hóa đạm, chất béo và carbohydrate. Chuối cũng như nhiều loại hoa quả khác chứa khá nhiều kali, đây là một loại khoáng chất có lợi, giúp hạ huyết áp, duy trì ổn định áp lực dòng máu và hoạt động của tim. Ngoài ra, chuối còn chứa chất xơ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, là nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch.
Lưu ý khi bà bầu ăn chuối
Dù là chuối vàng hay chuối xanh đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, nếu không ăn đúng cách, lạm dụng chuối, bà bầu có thể gặp phải một số vấn đề. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể ăn chuối xanh trong suốt thai kỳ của mình, nhưng nên ăn ở lượng vừa phải, khoảng 1 quả/ngày. Một số triệu chứng thường gặp khi bà bầu ăn chuối không đúng cách:
- Gây đau đầu
- Dư thừa dinh dưỡng
- Tê liệt tay chân
- Làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn
Món ngon từ chuối xanh tốt cho bà bầu
Bánh chuối hấp
- Bước 1: Chuối nghiền nhuyễn
- Bước 2:Trộn bột năng + nước cốt dừa cho đều
- Bước 3:Cho chuối hốn hợp bột trộn đều lần nữa, đổ hỗn hợp vào khuôn và đem hấp cách thủy 15 phút để bánh chín
Bánh chuối yến mạch
- Bước 1: 1/2 quả chuối, 1,5 thìa cà phê yến mạch ăn liền, 40ml sữa tươi. Cho vào cối xay. Hỗn hợp hơi lỏng. Có thể điều chỉnh lượng sữa tùy theo sở thích của mẹ
- Bước 2:1/2 quả chuối cắt miếng lót đế. Đổ hỗn hợp đã xay vào bát hay khuôn đã lót chuối
- Bước 3: Đun nước sôi và hấp khoảng 10 phút, lửa vừa. Cũng có thể cho vào lò vi sóng mức nhiệt trung bình thấp 5 – 7 phút.
Mẹ bầu bị xơ vữa động mạch nên ăn gì: Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc nguyên hạt có lượng chất xơ dồi dào mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. Một số các loại hạt khuyên dùng: yến mạch, các loại đậu, gạo lức, lúa mạch, lúa mì… Theo một nghiên cứu cho biết, ngũ cốc có khả năng chuyển hoá chất béo trong cơ thể và làm giảm cholesterol xấu trong máu bởi ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt ngũ cốc chứa một lượng chất xơ hòa tan cần thiết cho quá trình đào thải cholesterol dư thừa trong cơ thể. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn giúp duy trì vóc dáng cân đối, kiểm soát đường huyết, huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Những món ăn ngon từ ngũ cốc cho phụ nữ mang thai:
- Ngũ cốc yến mạch
- Ngũ cốc sữa chua hạnh nhân
- Sữa chua ngũ cốc và chuối chín
- Bánh quy ngũ cốc
Lưu ý mẹ bầu khi dùng ngũ cốc
Mẹ bầu có thể ăn ngũ cốc trong tất cả các tháng của thai kỳ. Ăn ngũ cốc đan xen với các buổi ăn chính để hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn:
- Ăn sáng: Ngũ cốc là món ăn sáng rất lành mạnh và bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai cũng như các thành viên khác trong gia đình. Sử dụng vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể mẹ hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng và chuyển đến thai nhi.
- Ăn bữa phụ: Mẹ có thể dùng ngũ cốc như một món ăn phụ, ăn vào những bữa ăn phụ. Sau khi ăn sáng xong khoảng 60 phút, ăn vào lúc xế chiều hoặc ăn nhẹ trước khi đi ngủ khoảng 60 phút.
Ngoài ra, nếu cảm thấy thèm ăn vặt, mẹ có thể ăn ngũ cốc thay các món ăn vặt thông thường. Điều này vừa giúp mẹ bầu thoát được cơn thèm ăn vừa tốt cho sức khỏe.
Mẹ bầu bị xơ vữa động mạch không nên ăn
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị xơ vữa động mạch
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị côn trùng cắn nên ăn gì để vết thương giảm sưng viêm?
- Mẹ bầu bị nôn ra máu nên ăn gì để tăng cường sức khỏe thai kỳ?
- Mẹ bầu bị nhiều gàu nên ăn gì để giảm bớt tình trạng ngứa da đầu?
- Mẹ bầu bị chua miệng nên ăn gì để cải thiện vị giác?
- Mẹ bầu bị thủy đậu nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe thai nhi?
- Mẹ bầu bị đa ối nên ăn gì để giảm các triệu chứng ảnh hưởng thai nhi?
Nguồn: Tổng hợp