Site icon Medplus.vn

Mẹ bầu bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì, 5 thực phẩm dành cho mẹ bầu

Mẹ bầu bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì, 5 thực phẩm dành cho mẹ bầu

Mẹ bầu bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì, 5 thực phẩm dành cho mẹ bầu

Xuất huyết dạ dày khi mang thai có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy làm thế nào khi bị xuất huyết dạ dày trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất? Mẹ bầu bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì để giúp cải thiện sức khỏe thai kỳ?

 

Xuất huyết dạ dày là thuật ngữ đề cập đến tình trạng tĩnh mạch tại dạ dày bị vỡ ra và gây chảy máu. Bước vào giai đoạn mang thai, cơ thể của bà bầu sẽ có những thay đổi của các nội tiết tố trong cơ thể. Điều này làm cho quá trình hoạt động của các cơ quan bị rối loạn, trong đó có hệ tiêu hóa.

5 thực phẩm dành cho mẹ bầu bị xuất huyết dạ dày

Nha đam

Nha đam không chỉ có tác dụng làm đẹp, lô hội còn là một thứ nguyên liệu thường được dùng để điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa. Uống nước nha đam sẽ làm dịu bớt những cơn đau của xuất huyết tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn có tác dụng ức chế quá trình tiết acid dạ dày, làm cho bệnh nhanh lành hơn.

Củ dền

Củ dền chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và đặc biệt là Vitamin C. Ngoài ra, Củ dền còn rất giàu oxit nitric, beta-carotene và flavonoid giúp kích thích tủy sống tái tạo cũng như sản sinh các tế bào hồng cầu mới. Điều này sẽ hỗ trợ tái tạo lượng máu bị thất thoát trong quá trình bị xuất huyết dạ dày để tránh tình trạng thiếu máu. Mẹ bầu có thể dùng củ dền để nấu canh súp với cà rốt, khoai tây hoặc làm nước ép để làm

Mật ong

Mật ong giàu vitamin C, E và các khoáng chất có tác dụng dưỡng ẩm, giảm ngứa, chống khô da, cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc được dân gian sử dụng để chữa nhiều vấn đề về sức khỏe từ rất lâu đời. Có thể trộn cùng bột nghệ khi uống để bổ sung thêm tính chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm tình trạng viêm nhiễm, giúp vết thương chóng lành và giảm được các triệu chứng bệnh.

Cá hồi

Cá hồi chứa khoáng chất kích thích các protein cần thiết khi sản xuất collagen. Ngoài ra, hàm lượng Omega-3 dồi dào giúp hạn chế tình trạng viêm sưng tại vị trí chảy máu. Lượng DHA trong Omega 3 giúp phòng ngừa giúp tăng trưởng biểu mô mạch máu, điều tiết hormone.  Đồng thời có khả năng cải thiện chức năng của động mạch và hỗ trợ tái tạo các tế bào bị hư tổn.

Đu dủ

Trong đu đủ có chứa các loại enzyme như papain và chymopapain có khả năng kháng viêm mạnh mẽ. Từ đó ngăn ngừa vết loét ở niêm mạc dạ dày lan tỏa rộng. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào trong đu đủ còn giúp chống táo bón, thúc đẩy phân hủy protein cho cơ thể.

Mẹ bầu bị xuất huyết dạ dày không nên sử dụng

Thực phẩm khô như hoa quả sấy, lương khô

Bánh quy giòn, khoai tây chiên và thực phẩm tương tự sẽ gây cọ sát dạ dày. Nếu thường xuyên sử dụng thực phẩm khô cứng, các màng vụn thức ăn không được nghiền nát hết có thể ma sát lên vết loét, khiến tổn thương nặng nề thêm, hình thành vết trợt và gây chảy máu. Những thực phẩm này làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.

Thực phẩm lên men có axit cao, đồ chua

Nghiên cứu cho thấy các thực phẩm lên men như: măng chua, dưa muối, củ kiệu, dưa cải muối, …có thể đặt bạn vào nguy cơ ung thư dạ dày. Ăn với quá nhiều dưa muối trong một lần dễ gây kích thích tăng tiết axit dạ dày; làm phát triển hội chứng trào ngược dạ dày thực quản; và dễ làm khởi phát viêm loét dạ dày có sẵn.

Những thực phẩm cay nóng

Thực phẩm cay nóng có thể kích thích gây ra tình trạng đau dạ dày, niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng. Một số nghiên cứu khoa học cho biết ăn nhiều chất cay và kéo dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Nhất là đối với các loại ớt bột có thuốc nhuộm màu chứa Sudan.

Đồ ăn chiên, rán, xào, nhiều dầu mỡ

Mẹ bầu bị đau dạ dày không nên sử dụng các món ăn chứa nhiều dầu mỡ. Dầu mỡ là một loại chất béo rất khó tiêu hóa; đòi hỏi phải có đủ enzim và dịch tiêu hóa để phá vỡ.  Điều này khiến cho dạ dày phải hoạt động mạnh mẽ; dẫn đến việc khó lành ở những chỗ viêm loét. Điều này lý giải nguyên nhân sau khi ăn các món nhiều dầu mỡ; bạn thường bị đầy bụng và khó tiêu.

Đồ uống chứa cồn các đồ uống như cà phê, trà đặc hay nước có ga

Rượu gây kích thích, viêm niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày và xuất huyết dạ dày. Khí ga và axit có trong thức uống có ga sẽ tấn công vào thành và niêm mạc dạ dày. Axit có trong nước ngọt sẽ kích thích vết loét gây đau nhiều hơn và vết loét cũng sâu hơn

Lưu ý cho mẹ bầu bị xuất huyết dạ dày

Khi chế biến thực phẩm, mẹ bầu nên lựa chọn những phương pháp nấu món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu. Canh là món nhanh chóng, dễ chế biến, dễ ăn và dễ tiêu hóa nhất. Món ăn mềm, lỏng giúp dạ dày không phải hoạt động quá nhiều trong việc co bóp để tiêu hóa thức ăn; giảm bớt các cơn đau, hạn chế viêm loét.

Bên cạnh đó, súp cũng là món ăn dễ tiêu hóa giúp mẹ bầu bổ sung thêm khoáng chất cho cơ thể cũng như cho bé. Một bát cháo thơm ngon, bổ dưỡng không những kích thích vị giác; mà còn giúp tiêu hóa nhanh, hấp thu tốt, hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

 

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu bị tiền sản giật để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version