Site icon Medplus.vn

Mè đất – Dược liệu xua tan nỗi lo “Viêm Họng, Viêm da”

9me dat1 - Medplus

Mè đất luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

1. Đặc điểm dược liệu

Mè đất là loại cây thảo, sống hằng năm, có thể cao khoảng từ 20 – 40cm, thân vuông, mọc thẳng, hóa gỗ ở gốc. Thân thường phân thành nhiều cành, các cành cũng vuông và có lông. Lá mọc đối nhau có hình mạc hẹp dài khoảng 2 – 5cm và gần như không có cuống. Gốc lá thuôn, đầu nhọn, phần mép có răng cưa thưa và cả 2 mặt lá đều có lông.

Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc ngọn thân thành đầu hình cầu có đường kính khoảng 1,5 – 2cm gồm nhiều hoa có màu trắng. Lá bắc dài bằng, có khi dài hơn đài hoa, đài hoa hình ống gồm nhiều răng. Phần tràng có ống thẳng và phía bên trong có 1 vòng lông, chia 2 môi. Môi trên có lông còn môi dưới thì dài hơn, chia làm 3 thùy, 4 nhị. Quả bế có hình trứng nhẵn và có cạnh màu nâu.

Cây ưa sáng, mọc nhanh và thường tạo thành quần thể ở trên các nương rẫy, ven rừng hay đồi. Phần thân phân nhánh rất khỏe theo kiểu lưỡng phân và hầu như nhánh nào cũng có hoa ở đầu cành. Khi quả già sẽ tự mở để hạt rơi xuống đất và mọc thành cây con vào khoảng tháng 3 – 4 hàng năm.

2. Bộ phận dùng

Tất cả các bộ phận của cây mè đất đều được sử dụng để làm vị thuốc.

3. Phân bố

Cây mè đất phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á. Cây được cho là có xuất xứ từ Ấn Độ và phân bố rộng rãi ở các nước Tây Á, Đông Nam Á hay phía Nam lãnh thổ Trung Quốc. Riêng ở Việt Nam, cây phân bố ở hầu khắp các tỉnh trung du và miền núi, nhất là ở phía Bắc.

4. Thu hái và sơ chế

Theo kinh nghiệm dân gian, toàn cây mè đất bao gồm cả phần lá, thân và rễ đều có thể sử dụng để làm thuốc. Cây tươi thường được thu hái vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm.

Tiến hành nhổ cả cây đem về rồi rửa cho sạch đất cát. Sau đó cắt phơi khô trong bóng râm hay sấy ở nhiệt độ thấp cho đến khi khô để sử dụng dần.

5. Bảo quản

Dược liệu khi đã được sơ chế khô cần cho vào túi kín và bảo quản ở những nơi khô mát, đề phòng ẩm mốc cũng như mối mọt.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Dược liệu được các tài liệu đông y ghi nhận là có vị đắng cay và tính ấm.

2. Thành phần hóa học

Hiện chưa có nghiên cứu nào phân tích cụ thể về thành phần hóa học có trong cây mè đất.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền

Theo các nghiên cứu hiện đại

4. Cách dùng – liều lượng

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà sử dụng dược liệu với cách cùng liều lượng thích hợp. Tuy nhiên, cách dùng phổ biến nhất là ở dạng thuốc sắc với liều lượng được khuyến cáo cho 1 ngày là từ 12 – 15g.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc chữa khí hư bạch đới

2. Bài thuốc điều trị đau nhức răng

3. Cây mè đất giúp bảo vệ gan và phục hồi chức năng gan

4. Bài thuốc chữa tụ máu, bầm tím

5. Cây mè đất chữa viêm da cơ địa, ghẻ ngứa

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Những thông tin về dược liệu cây mè đất mà bài viết đề cập chỉ có giá trị tham khảo.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version