Site icon Medplus.vn

Miến măng vịt ăn một miếng là đắm say cả đời

Miến măng vịt là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Bởi gia vị được tẩm ướp thấm đượm vào từng thớ thịt, tỏi được phi vàng ăn kèm chung với cơm là số một. Chao ôi! Nói thôi đã phát thèm rồi. Vậy nếu bạn chưa biết cách làm món ăn miến măng vịt này hãy để Medplus hướng dẫn bạn nhé.

Bật mí cách làm miến măng vịt ngon bá cháy

Mẹo chọn nguyên liệu tươi ngon cho món miến măng vịt

Vịt đang sống

Chọn những con vịt trưởng thành và béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông. Những con vịt này làm lông sẽ nhanh, không tốn thời gian.

Hạn chế chọn vịt non vì thịt sẽ nhão, không săn chắc và rất tốn thời gian để nhổ lông tơ. Những con vịt non sẽ có mỏ to và mềm. Còn vịt già có mỏ nhỏ và cứng.

Khác với gà, nếu ăn thịt vịt thì nên chọn vịt đực, vì vịt đực ăn ngon hơn vịt cái.

Để xem vịt khỏe mạnh hay bệnh, hãy vạch phía sau đuôi xem hậu môn vịt không bị dính phân chảy là vịt không bị bệnh.

Cách chọn thịt vịt ngon

Vịt làm sẵn

Nên chọn vịt mới mổ, nhìn còn có độ tươi ngon, ấn tay vào các phần của vịt thấy chắc.

Quan sát hai bên đùi và lườn vịt, thấy căng bóng, thớ thịt dày thì không nên mua.

Khi dốc ngược con vịt, thấy nó bị biến dạng thì đó là vịt bơm nước.

Dùng tay ấn vào đùi và lườn vịt, thịt bị bơm nước thường bập bùng, nhão.

Măng khô

Măng khô được bán ở nhiều sạp hàng và chợ có thể không đảm bảo chất lượng. Khi mua măng khô hãy chú ý những điểm sau:

Mua măng khô ở cửa hàng, siêu thị uy tín, đóng gói sạch sẽ.

Cách chọn măng khô

Mẹo nấu để món miến măng vịt ngon tuyệt cú mèo

Khử mùi hôi thịt vịt

Cách 1

Sau khi làm sạch thịt vịt, trước khi sơ chế loại thịt này, nên dùng gừng và rượu để khử mùi hôi của thịt vịt.

Bóp vịt thật kỹ với gừng giã nhuyễn hoặc xát với rượu, mùi hôi sẽ không còn.

Cách 2

Nếu trong nhà bạn không có sẵn gừng và rượu thì có một cách đơn giản hơn và cũng rẻ tiền hơn để khử mùi khó chịu của vịt: muối và giấm.

Hãy hòa chúng với nhau, xát thật kỹ cả bên trong và bên ngoài con vịt nhiều lần, khi ăn sẽ không còn mùi hôi.

Nếu không có sẵn giấm, bạn có thể thay bằng chanh.

Cách 3

Bên cạnh đó, nên cắt bỏ phần tĩ ở chỗ phao câu vịt.

Nếu các lỗ chân lông của vịt có chất nhầy màu đen còn xót lại thì phải rửa thật kỹ cho bằng hết vì đây là nguyên nhân chính gây nên mùi hôi của vịt.

Ngon quá xá với món miến măng vịt

Sơ chế măng an toàn

Trước khi chế biến măng khô, cần có các bước xử lý để loại bỏ hết vị đắng và độc tố nếu có trong măng.

Măng khô rửa sạch bụi bẩn, sau đó cho măng khô vào ngâm nước trong 6 – 8 tiếng cho măng nở mềm. Thay nước ngâm măng vài lần để loại bỏ vị đắng.

Luộc kỹ măng, sau đó chắt bỏ nước và thay nước mới. Luộc và xả măng 2 – 3 lần đến khi nước luộc trong lại, không còn mùi khó chịu. Trong khi luộc hãy để mở nắp để độc tố bay hơi.

Sau khi luộc xong, xả sạch măng bằng nước lạnh, để nguội. Xé măng thành sợi nhỏ để chuẩn bị chế biến các món ăn.

Nếu không sử dụng ngay có thể đậy kín rồi bảo quản 1 tuần trong ngăn mát.

Yêu cầu thành phẩm

Công dụng món miến măng vịt

Thịt vịt

Trong 100 g thịt vịt có khoảng 25 g protein (cao hơn nhiều so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… cũng rất cao.

Thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.

Các chất này có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe

Công dụng thịt vịt

Măng tre

Trong măng tre có chứa rất ít lipid, đường, chất béo nhưng lại chứa nhiều chất xơ, các vitamin A, B1, B2, C… có ích cho sức khỏe. Trong măng tre có chứa chất tyrozin, có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng nhanh mà bất kỳ cơ thể sống nào cũng cần.

Trong 100g phần ăn được của măng tre có chứa các chất sau: Nước: 90,55g, protein: 1,93g, chất béo thô: 0,22g, carbohydrates: 5,31g, chất xơ: 0,85g, tro: 1,14g. Ở các phần mô mềm gần sát đầu búp măng thường có hàm lượng protein cao, chất xơ ít hơn.

Theo Đông y, măng tre có vị đắng ngọt, tính mát, tác dụng giải nhiệt ở tâm, tỳ, vị, giáng hỏa, tiêu đàm, mát gan. Dùng chữa những trường hợp nóng nhiệt, phiền muộn, bứt rứt.

Công dụng măng tre

Cách bảo quản miến măng vịt

Thịt vịt tươi sống cần được bảo quản ở mức nhiệt độ 2 độ C đối với bảo quản mát

Xấp xỉ ớ mức -25 độ C đối với bảo quản thịt đông. Khi bảo quản cần kiểm tra nhiệt độ thường xuyên để đảm bảo thịt luôn tươi.

Đối với bảo quản mát thịt được giữ lạnh chỉ có thể dùng trong vòng từ 1 đến 4 ngày.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như bảo quản trong thời gian dài thì cần bao bọc thịt thật kỹ và không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Thịt vịt nên kết hợp với món ăn gì được?

Dưa chua

Trong dưa muối chứa nhiều axit, ăn chung với thịt vịt có thể bổ sung nhiều thành phần chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Là bài thuốc hiệu quả với những người bị sốt nhẹ, ăn ít, miệng khô, sưng phù.

Cải thảo

Cải thảo là thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin C.

Trong thịt vịt lại chứa protein, chất béo và cholesterol khá phong phú. Khi ăn chung hai món này với nhau có thể thúc đẩy quá trình trao đổi cholesterol trong máu.

Kim ngân hoa

Theo Đông Y, thịt vịt có công dụng để tiêu sưng, trị nhiệt độc và mụn độc. Kim ngân hoa lại có tác dụng về da như giúp thanh nhiệt giải độc, nhuần da, tiêu trừ mụn vùng mặt. Do đó, nếu như kết hợp thịt vịt nấu với kim ngân hoa sẽ mang đến nhiều công dụng tốt cho làn da.

Miến măng vịt

Ai không nên ăn miến măng vịt?

Thịt vịt

Măng tre

Những người tỳ vị hư hàn, thường lạnh bụng, đi tiêu lỏng, hoặc người đang dưỡng bệnh, cần phải kiêng ăn măng.

Người bị bệnh sốt rét cũng không nên ăn măng, vì bệnh dễ tái phát.

Miến măng vịt món ăn vừa ngon vừa đầy đủ dinh dưỡng. Giờ đây bạn đã có thể tự tay chế biến cho cả nhà thưởng thức rồi vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe. Còn chần chờ gì nữa mà cùng nhau bắt tay vào bếp để trổ tài cho cả nhà thưởng thức. Đừng quên ghé Medplus mỗi ngày để được cập nhật những thông tin bổ ích cho sức khỏe nhé.

Bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:

Nguồn: Tổng hợp

Miến măng vịt

Serves: 3-4
Cook time: 60 minutes
Level: 2

Ingredients

  • 500g thịt vịt
  • 200g miến dong
  • 150g măng khô
  • 7 tai nấm hương khô
  • Hành lá, rau răm
  • 3 củ hành tím, ớt, chanh, gừng
  • Dầu ăn, muối, đường, hạt nêm, bột ngọt…

Instructions

CHUẨN BỊ

Vịt làm sạch, dùng gừng, muối xát xung quanh, sau đó dùng rượu trắng rửa lại để khử sạch mùi hôi, rửa lại bằng nước sạch.

Măng khô rửa sạch, ngâm cho nở rồi cho vào nồi luộc qua, rửa sạch, để ráo.

Nấm hương rửa sạch, ngâm nở, thái miếng nhỏ (hoặc để nguyên nấu muốn).

Hành tím lột vỏ, băm nhỏ. Ớt rửa sạch, bỏ cuống, thái lát. Hành lá, rau răm nhặt sạch, rửa sạch, thái nhỏ. Gừng cạo vỏ, băm nhỏ.

THỰC HIỆN 

Bước 1:

Cho vịt vào nồi, đổ ngập nước luộc chín, sau đó vớt vịt ra ngâm vào chậu nước lạnh một lúc, sau đó lấy ra chặt miếng vừa ăn.

Bước 2:

Cho dầu ăn vào nôi đun nóng, trút hành tím vào phi thơm. Sau đó cho măng vào nấm vào đảo chín. Nêm thêm 1/2 muỗng hạt nêm để măng và nấm thêm đậm vị.

Bước 3:

Cho phần măng vừa xào vào nồi nước luộc thịt vịt đun sôi sau đó vặn nhỏ lửa đun cho tới khi măng mềm. Nêm nếm cho vừa ăn.

Bước 4:

Miến ngâm nở, khi gần ăn thả miến vào nồi nước dùng rồi vớt nhanh ra tô, thêm thịt vịt lên trên, chan nước dùng và hành lá, rau thơm, chanh, ớt lên trên. Thịt vịt chấm kèm với nước mắm

Bước 5:

Làm nước mắm: Cho chanh, ớt, gừng băm, đường và nước mắn vào chén khuấy đều (tỷ lệ nhiều hay ít tùy vào khẩu vị).

 

 

 

 

Exit mobile version