Site icon Medplus.vn

Một Dược – Vị Dược liệu Hoạt Huyết Tiêu Nhọt mà bạn nên biết

8mot duoc2 - Medplus

Một Dược luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

1. Đặc điểm dược liệu

Cây mộc dược là dạng thực vật thân nhỡ, chiều cao trung bình từ 2.5 – 3.5m. Thân cây nhỏ, ít phân nhánh và các cành đều có gai. Lá mọc cách, màu lục xám, lá kép gồm có 3 lá chét. Hoa mọc ở nách lá, đơn tính, kích thước nhỏ và có màu trắng. Quả hạch, bên trong có 2 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt nhỏ.

Dược liệu một dược là gôm nhựa từ cây mộc dược. Dược liệu thường tồn tại ở dạng khối, cục, hình dáng không đều. Mùi thơm, vị đắng, thường có màu đỏ nâu, đốm trắng, bên trong sáng bóng. Một dược thường tan trong rượu hoặc nước. Khi phơi nắng thì hóa dẻo và thơm, đốt lửa tỏa ra mùi thơm dễ chịu.

2. Bộ phận dùng

Nhựa của cây. Thông thường nhựa của cây một dược thường chảy tự nhiên thông qua các kẽ nứt ở vỏ. Ban đầu nhựa chảy ra có màu vàng nhạt hoặc trắng, chất sền sệt sau đó chuyển thành màu vàng đậm, đỏ nhạt rồi thành đỏ sẫm.

3. Phân bố

Vị thuốc là gôm nhựa lấy ra từ cây Commiphora momol Engler. Cây này chưa thấy ở nước ta. Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.

4. Thu hoạch – sơ chế

Thu hoạch từ tháng 7 – 9 là tốt nhất, khi đó lượng Một dược nhiều, phẩm chất tốt ; năm sau, từ tháng 1 – 3 lại có thể thu hoạch được. Nhựa cây thường có từ vết nứt tự nhiên ở vỏ cây chảy ra, muốn tăng khối lượng nhựa, người ta rạch sâu vào vỏ thân và cành to. Nhựa mới chảy ra thành giọt, sền sệt như dầu đặc, màu trắng hoặc vàng nhạt, dần dần biến thành khối cục cứng trong không khí, có màu vàng sẫm, màu nâu vàng hoặc có khi màu đỏ nhạt, cuối cùng là đỏ sẫm. Thu lấy khối nhựa, loại bỏ tạp chất.

Muốn thu hoạch nhựa, cần rạch vào thân vỏ hoặc rạch sâu vào các cành to để nhựa chảy ra. Sau đó đem sao hoặc chế giấm dùng dần.

Ngoài ra có thể bào chế mộc dược theo những cách sau:

5. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Ngoài ra cần bảo quản mộc dược ở trong lọ kín để tránh mất mùi thơm của dược liệu.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Vị đắng, mùi thơm, tính bình.

2. Thành phần hóa học

Mộc dược chứa tinh dầu, chất keo, dầu keo, commiphorinic acid, commiphoric acid, heerabomyrrholic acid, heeraboresene, heerabomyrrhol, commiferin, limonene, pinen, aldehyde cinamic, ergenol,…

3. Công năng

Tán huyết, khứ ứ, tiêu thực, chỉ thống.

4. Công dụng

5. Cách dùng – liều lượng

Một dược được dùng ở dạng hoàn tán, thuốc thang hoặc dùng ngoài (cao dán, tán bột). Liều dùng uống: 4 – 12g/ ngày.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Trị chấn thương đau lưng cấp

Dùng Nhũ hương, Một dược lượng bằng nhau tán bột mịn, dùng 30% rượu chế thuốc thành hồ, đắp vùng đau 1 – 2 lần/ ngày thường 3 – 5 ngày khỏi (Học báo Trung y học viện Hà Nam).

2. Bài thuốc trị ung nhọt sưng đau

3. Bài thuốc trị đinh nhọt lở loét gây sưng đau

4. Trị các chứng đau: đau sau sinh, đau bụng kinh, đau do chấn thương ngoại, sưng tấy phù nề, thuốc có tác dụng khu ứ chỉ thống.

5. Bài thuốc trị u xơ tử cung

6. Bài thuốc trị chứng phong thấp tý thống kéo dài gây tê dại tay chân, đau nhức xương khớp

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version