Site icon Medplus.vn

Tại sao nam giới không nên uống quá nhiều SỮA ĐẬU NÀNH?

sua dau nanh 4 1 - Medplus

Sữa đậu nành có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cái gì hấp thu nhiều quá cũng không tốt và các thực phẩm từ đậu nành cũng vậy.

Các nghiên cứu đã chỉ ra được những mối liên hệ giữa việc sử dụng các thực phẩm từ đậu nành và hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng giải quyết câu hỏi sữa đậu nành tác động đến sức khỏe nam giới như thế nào?

Mối liên quan giữa sữa đậu nành và cholesterol

Sữa đậu nành là một loại sữa thực vật được làm từ hạt đậu nành. Loại sữa này phổ biến đối với những người không dung nạp lactose vì nó không hề chứa lactose. Nó cũng là loại sữa phổ biến với một số người ăn chay và chay trường.

Đậu nành đã được nghiên cứu rộng rãi vì những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Một trong những câu hỏi mà các nhà nghiên cứu đặt ra là liệu đậu nành có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể hay không.

Cholesterol LDL “xấu”

Theo các chuyên gia, thực phẩm làm từ đậu nành có khả năng làm giảm mức LDL – hay còn gọi là cholesterol “xấu” gây hại. Nghiên cứu đã chứng minh rằng những người uống sữa đậu nành mỗi ngày có dấu hiệu giảm đi 5% lượng cholesterol so với những người uống sữa bò bình thường.

Cholesterol HDL “tốt”

Ngoài hiệu quả làm giảm mức cholesterol LDL, sữa đậu nành đồng thời còn làm tăng hàm lượng cholesterol HDL “tốt” cho tim mạch và cơ thể. Nghiên cứu cho thấy protein đậu nành có hiệu quả làm tăng mức HDL “tốt” trong khi làm giảm cholesterol LDL “xấu”.

Protein đậu nành có tác động như thế nào đến vòng 1 của nam giới?

Gynecomasty (hay gynecomastia) là thuật ngữ chỉ về chứng rối loạn phát triển tuyến vú ở nam – hay còn gọi là bệnh nữ hóa tuyến vú.

Bệnh nữ hóa tuyến vú chỉ sự tăng trưởng bất thường của các mô vú ở nam giới. Hầu hết các trường hợp mắc chứng nữ hóa tuyến vú đều có liên quan đến sự mất cân bằng giữa 2 loại hormone testosterone và estrogen.

Đậu nành chứa nhiều loại hóa chất, bao gồm cả phytoestrogen – hay còn gọi là estrogen thực vật.

Mối liên hệ giữa bệnh nữ hóa tuyến vú và protein đậu nành vẫn chưa có đầy đủ cơ sở thuyết phục nghiên cứu trên cơ thể người. Tuy nhiên, nam giới vẫn nên uống sữa đậu nành một cách vừa phải để tránh mắc căn bệnh không mong muốn này.

Estrogen thực vật

Theo các chuyên gia, protein đậu nành có chứa hai chất tương tự như hormone gọi là genistein và daidzein.

Hai loại chất này có cấu trúc và chức năng tương tự như estrogen có trong hormone người. Khi hấp thu lượng lớn vào cơ thể, các estrogen thực vật này sẽ làm cho nồng độ estrogen trong cơ thể tăng lên. Theo lý thuyết thì mức estrogen cao có thể kích thích quá trình sản sinh mô vú và dẫn đến chứng nữ hóa tuyến vú.

Mối quan hệ giữa đậu nành và bệnh nữ hóa tuyến vú

Nghiên cứu cho thấy có một số trường hợp người bệnh đã phát triển bệnh nữ hóa tuyến vú do ăn nhiều sản phẩm làm từ đậu nành. Đây là một dạng bệnh lý bất thường và hiếm gặp. Bệnh dần biểu hiện triệu chứng sau khi một bệnh nhân nam bắt đầu uống 3 lít sữa đậu nành mỗi ngày. Ngay sau khi anh ấy ngừng uống sữa, kích thước mô vú của anh giảm đi đáng kể.

Điều trị bệnh nữ hóa tuyến vú

Thông thường, người mắc bệnh nữ hóa tuyến vú sẽ tự hồi phục theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bệnh do một nguyên nhân tiềm ẩn gây ra, chẳng hạn như giảm năng tuyến sinh dục, bệnh gan hoặc suy dinh dưỡng thì bệnh nhân cần phải điều trị thêm.

Bạn nên thay đổi thói quen ăn uống hoặc làm phẫu thuật để cải thiện bệnh tình. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm phẫu thuật chỉnh hình như hút mỡ hoặc cắt bỏ mô tuyến vú. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ về các lựa chọn điều trị để tìm ra biện pháp chữa trị phù hợp với bạn nhất nhé.

Sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, nhưng bạn nên cân nhắc sử dụng với lượng vừa phải để những lợi ích đó phát huy tối đa. Đặc biệt, với nam giới nên cẩn thận nếu dùng sữa đậu nành.

Như vậy, qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ về tác hại khi nam giới uống quá nhiều sữa đậu nành. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi.
Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Soy Milk & Cholesterol 

Soy Protein & Male Breasts

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version