Site icon Medplus.vn

Natri là gì? Tầm quan trọng đối với sức khỏe.

Natri là chất dinh dưỡng khá quan trọng

Natri là chất dinh dưỡng khá quan trọng

Kiểm soát chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng lượng cho các hoạt động hằng ngày, giữ gìn vóc dáng cân đối và đặc biệt là duy trì cơ thể khỏe mạnh. Trong đó, natri là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể. Vậy natri à gì? Chúng đóng vai trò như thế nào đối với cơ thể. Việc dư thừa hay thiếu hụt có tác hại như thế nào? 

Hãy cùng MedPlus tìm hiểu nhé!

Natri là gì?

Natri là ion và chất điện giải chính yếu trong cơ thể, và nó là cần thiết để điều hoà máu. Đây là một nguyên tố linh hoạt và tồn tại trong hơn tám mươi dạng khác nhau. Như một chất điện phân, nó điều chỉnh các chất dịch cơ thể và truyền xung điện trong cơ thể. Không giống như các loại vitamin và khoáng chất khác, nhiệt không có tác dụng với natri. Vì vậy, nó có thể được sử dụng theo nhiều cách và các chế phẩm khác nhau mà không làm mất tác dụng của nó. 

Tầm quan trọng đối với sức khỏe.

Đối với người lớn

– Đóng vai trò là chất điện giải, giúp cân bằng nồng độ chất lỏng, giữ nước cho cơ thể.

– Natri kết hợp với các ion khác để tạo sự cân bằng môi trường axit – kiềm, độ pH trong máu. Nhờ đó điều tiết hoạt động của thận.

– Natri cũng ảnh hưởng đến sự dẫn truyền các xung thần kinh và cơ. Natri giúp đầu óc minh mẫn, tỉnh táo, hạn chế chứng co cơ, chuột rút.

– Thêm vào đó, Natri cần thiết cho việc duy trì huyết áp ổn định.

– Tuy bổ sung muối Natri dễ làm tăng huyết áp, không tốt cho người bị cao huyết áp, nhưng vẫn cần một lượng nhỏ  để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Đối với phụ nữ mang thai

– Trong quá trình mang thai, lượng máu và chất lỏng trong cơ thể thay đổi, tăng lên rất nhiều để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Natri giúp điều hòa, duy trì và bù đắp lại lại nước bị mất đi trong cơ thể.

– Mẹ bầu chỉ cần một lượng ít muối natri. Vì quá nhiều muối dễ gây ra các vấn đề về thận, huyết áp hay tim mạch trong thời gian mang thai.

Đối với trẻ em

– Là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động não bộ của trẻ.

– Tương tự như ở người lớn, Natri còn hỗ trợ cho hoạt động của các cơ và điều hòa huyết áp ở trẻ.

– Hiện nay hầu hết trẻ em đều dư thừa muối Natri, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Một lượng nhỏ trong bữa ăn là đủ cho nhu cầu của trẻ.

muối chứa nhiều natri

Thiếu hụt natri dẫn đến hậu quả gì?

Nếu không được đáp ứng đầy đủ lượng muối cần thiết, cơ thể con người có thể đối mặt với những vấn đề sức khỏe như:

Thiếu điện giải

Trong mồ hôi, nước mắt, nước tiểu của con người đều có muối. Do đó chế độ ăn nhạt dẫn đến thiếu muối có thể gây thiếu điện giải, rối loạn chuyển hóa, giảm thể tích máu…

Phù não

Thiếu muối khiến lượng natri máu của cơ thể hạ quá mức bình thường, làm cho nhu mô não bị phù. Dấu hiệu cơ thể thiếu muối gây phù não bao gồm: Đau đầu, chóng mặt, rối loạn ý thức, mất tập trung, buồn nôn… Lượng natri trong máu giảm nhanh và đột ngột có thể xuất hiện các triệu chứng nặng như hôn mê, co giật…

Tụt huyết áp

Khi natri máu giảm, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch máu bị giảm khiến huyết áp giảm. Hệ lụy của giảm huyết áp là khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt do các cơ quan quan trọng như não, gan, thận… thiếu oxy và các chất dinh dưỡng.

Phù toàn thân

Chế độ ăn nhạt khiến lượng natri máu giảm, làm cho nước tự do thoát ra ngoài khoảng kẽ khiến cơ thể bị phù tay, phù chân, phù chân hoặc nguy hiểm hơn là phù toàn thân.

Suy giảm chức năng hệ cơ

Các biểu hiện suy giảm chức năng hệ cơ như mỏi cơ, chuột rút, kiến bò, liệt cơ….là dấu hiệu cơ thể thiếu muối gây hạ natri máu.

Tác hại của việc dư thừa natri

– Thực tế hiện nay, tình trạng dư thừa Natri đang khá phổ biến, nhất là đối với những người có thói quen ăn mặn.

– Hàm lượng Natri trong khẩu phần ăn quá cao sẽ gây ra bệnh cao huyết áp kể cả ở trẻ em. Cao huyết áp có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tim, đột quỵ, suy thận.

– Thực phẩm có chứa nhiều Natri, cũng có hàm lượng chất béo cao, dễ gây béo phì và tiểu đường.

Thực phẩm chứa nhiều natri

Nguồn thực phẩm nên dùng

– Muối là nguồn cung cấp Natri chủ yếu cho cơ thể hàng ngày. Một gram muối chứa khoảng 40 mg natri.

– Hầu hết các thực phẩm đều có chứa Natri. Thực phẩm từ tự nhiên chứa Natri: trứng, cá, thịt, sò…

– Natri có trong một số loại sữa bột cũng được khuyên nên dùng. Hàm lượng Natri trong sữa bột đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, nên bạn không phải lo sợ dư thừa natri gây hại cho sức khỏe. Sữa bột còn chứa nhiều khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe.

Nguồn thực phẩm nên hạn chế dùng

– Các loại thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói được bày bán nhiều trên thị trường có hàm lượng natri rất cao, không tốt cho sức khỏe: pizza, thịt xông khói, thịt nguội, các loại bánh snack, xúc xích,…

– Ngoài ra, trong các loại bánh ngọt công nghiệp cũng có chứa hàm lượng Natri rất cao.

Lưu ý khi chế biến và sử dụng 

– Tuy cần thiết cho cơ thể nhưng trên thực tế rất ít khi cơ thể thiếu  mà thường dư thừa muối Natri.

– Vì vậy, cần hạn chế ăn mặn, ăn các thức ăn công nghiệp. Đặc biệt, không nên tập cho trẻ nhỏ ăn mặn.

– Nên cân bằng khẩu phần ăn uống hàng ngày. Ăn uống quá nhạt cũng không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất, nên điều chỉnh lượng muối Natri phù hợp trong mỗi bữa ăn hàng ngày và bổ sung natri bằng các thực phẩm tự nhiên.

Liều lượng sử dụng

Nhu cầu muối của con người theo từng lứa tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới như sau:

Như vậy, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của cơ thể là điều cần thiết. Ngoài việc bổ sung hàm lượng muối cho cơ thể theo khuyến cáo của chuyên gia Y tế, cần bổ sung lượng nước phù hợp để điều hòa nội môi cơ thể. Uống nhiều nước là biện pháp giúp đào thải bớt lượng muối dư thừa (nếu có).

Nguồn:

https://thitruong.nld.com.vn/suc-khoe/muoi-an-va-suc-khoe-20170625174414918.

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tim-mach/co-se-ra-sao-neu-thieu-muoi/

Exit mobile version