Site icon Medplus.vn

Người bị xuất huyết đường tiêu hóa nên ăn gì để tránh biến chứng nặng?

Người bị xuất huyết đường tiêu hóa nên ăn gì để tránh biến chứng nặng?

Người bị xuất huyết đường tiêu hóa nên ăn gì để tránh biến chứng nặng?

Xuất huyết đường tiêu hóa là hiện tượng đường tiêu hóa bị chảy máu hoặc xuất hiện dấu hiệu xung huyết; thường phát sinh từ thực quản, dạ dày hoặc tá tràng. Tình trạng nặng hơn là hiện tượng chảy máu vào trong ống tiêu hoá hay ống tiêu hóa xuất hiện nhiều vết xung huyết. Vậy, làm thế nào khi bị xuất huyết đường tiêu hóa? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất? Người bị xuất huyết đường tiêu hóa nên ăn gì?

Xuất huyết tiêu hóa có các biểu hiện bệnh khác nhau gồm: Nôn ra máu màu nâu sẫm, hơi đỏ, lẫn với thức ăn, dịch nhầy loãng. Tùy theo mức độ mất máu sẽ có triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạc nhợt, vật vã, ngất xỉu, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh nông, tiểu ít… Bệnh có thể gây ra chảy máu ồ ạt không ngừng, làm mất máu trầm trọng, gây tím tái, giảm huyết áp đột ngột có thể gây ra tử vong.

Người bị xuất huyết đường tiêu hóa nên ăn gì: Củ dền

                                     Người bị xuất huyết đường tiêu hóa nên ăn Củ dền

Củ dền chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và đặc biệt là Vitamin C. Ngoài ra, Củ dền còn rất giàu oxit nitric, beta-carotene và flavonoid giúp kích thích tủy sống tái tạo cũng như sản sinh các tế bào hồng cầu mới. Điều này sẽ hỗ trợ tái tạo lượng máu bị thất thoát trong quá trình bị xuất huyết để tránh tình trạng thiếu máu. Bạn có thể dùng củ dền để nấu canh súp với cà rốt, khoai tây hoặc làm nước ép để làm

Những món ăn từ củ dền

Lưu ý khi ăn củ dền

Người bị xuất huyết đường tiêu hóa nên ăn gì: Qủa Bơ

                                      Người bị xuất huyết đường tiêu hóa nên ăn Qủa Bơ

Thông thường, khi bị xuất huyết, cơ thể sẽ bị thất thoát đi một lượng máu đáng kể. Lúc này, việc bổ sung các thực phẩm lành mạnh, giàu năng lượng là cần thiết với những người bị chảy máu. Hơn nữa, Bơ còn giàu acid béo lành mạnh Omega-3 có khả năng chống oxy hóa và thúc đẩy tốc độ phục hồi tổn thương. Bên cạnh đó, quả bơ còn là thực phẩm có kết cấu mềm mịn và rất dễ tiêu hóa. Tiêu thụ loại quả này sẽ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể mà không gây ra bất cứ áp lực nào cho đường tiêu hóa đang bị tổn thương.

Món ngon từ bơ tốt

Sinh tố bơ chuối

  • Bước 1: Bơ rửa sạch, bóc vỏ rồi cắt miếng nhỏ (để dễ xay). Chuối bóc vỏ, cũng cắt nhỏ tương tự.
  • Bước 2: Cho hỗn hợp bơ, chuối, sữa tươi và sữa đặc vào máy xay sinh tố, nếu bạn thích uống lạnh có thể cho thêm đá. Xay mịn hỗn hợp và cho ra ly.

Trứng gà lòng bơ xanh

  • Bước 1: Luộc chín trứng, bóc vỏ, cắt làm đôi và tách lấy lòng đỏ.
  • Bước 2: Tách thịt bơ nghiền nhỏ cùng với lòng đỏ trứng, một chút muối, một chút tiêu, một ít nước cốt chanh và rau mùi thái nhỏ.
  • Bước 3: Xúc hỗn hợp đổ vô lại lòng trắng trứng đã luộc, trang trí theo sở thích và thưởng thức.

Lưu ý khi ăn bơ

  • Với trong tình trạng thừa cân nên hạn chế ăn thực phẩm này. Bởi lượng calo trong quả bơ có thể làm tăng cân nhanh hơn
  • Nếu bị dị ứng với latex cũng nên hạn chế ăn bơ. Vì các thực phẩm như bơ và chuối đều có thể làm tình trạng dị ứng thêm nghiêm trọng hơn.

Người bị xuất huyết đường tiêu hóa nên ăn gì: Khoai lang

                                   Người bị xuất huyết đường tiêu hóa nên ăn Khoai lang

Trong khoai lang có chứa tinh bột, chất xơ; vitamin giúp cung cấp năng lượng đảm bảo hoạt động của thận. Thành phần của khoai lang có chứa beta-carotene – tiền chất của vitamin A giúp tăng khả năng phục hồi tế bào tổn thương. Ngoài ra, khoai lang cũng ít calo và không có chất béo. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn chứa một số chất xơ hòa tan có khả năng làm mềm phân. Từ đó hỗ trợ làm giảm tình trạng táo bón ở người bị chảy máu đường tiêu hóa.

Những món ăn từ khoai lang

  • chè khoai dẻo
  • Khoai lang nướng
  • mứt khoai lang dẻo
  • bánh khoai lang
  • Khoai lang chiên vừng mật ong

Lưu ý khi ăn khoai lang

  • Không ăn quá nhiều: Hàm lượng vitamin A trong khoai lang khá cao. Trung bình 1 chén khoai lang nấu chín, cả vỏ khoảng 400gr có thể cung cấp khoảng 1.992 mg vitamin A, gấp 3 lần nhu cầu vitamin A hàng ngày; chỉ nên ăn một lượng khoai lang vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
  • Không ăn sống: Màng tinh bột lớp ngoài của khoai lang nếu không được làm chín có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho hệ tiêu hóa: đầy hơi, ợ nóng, buồn.
  • Không ăn cùng dưa chua, củ cải muối: Hàm lượng protein trong khoai lang nếu kết hợp với thực phẩm có vị chua như củ cải muối sẽ sản sinh a-xít, gây khó chịu cho dạ dày.
  • Gây sỏi thận: Khoai lang có chứa rất nhiều oxalat, một chất có thể gây ra sỏi thận.
  • Gây đau dạ dày: Trong khoai lang còn có chứa nhiều mannitol, một loại đường đặc biệt có thể gây đau dạ dày nếu bạn có cơ địa nhạy cảm. Không những vậy, nó còn có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy.

Người bị xuất huyết đường tiêu hóa không nên ăn

  • Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
  • Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
  • Rượu bia và chất kích thích
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
  • Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn

Lưu ý cho bạn khi bị xuất huyết đường tiêu hóa

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe; nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.

Bên cạnh đó các bạn cần:

  • Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
  • Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version