Site icon Medplus.vn

Ngưu tất – Vị thuốc chuyên trị dị ứng, hạ sốt

1 nguu tat - Medplus

Ngưu Tất luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Ngưu tất, Cỏ xước, Hoài ngưu tất

Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume

Họ: Amaranthaceae (Rau rền)

1. Đặc điểm dược liệu

Cây thuộc dạng thân thảo sống lâu năm. Thân cây mọc thẳng, có 4 cạnh được chia làm nhiều đốt. Chiều cao của cây trưởng thành dao động từ 60 đến 110cm.

Cây có nhiều cành mọc chĩa ra 2 bên, lá mọc đối hình bầu dục, có lông bao phủ trên mặt, hai bên mép hình gợn sóng. Cuống lá chỉ dài khoảng 1 – 3cm. Phiến lá hình trứng.

Ngưu tất thường ra hoa vào tháng 5 đến tháng 9. Hoa mọc ở kẽ lá, ngọn hoặc ngay đầu cành. Cây kết quả vào tháng 10 hoặc 11 hàng năm. Quả ngưu tất hình bầu dục, bóc vỏ ra thấy 1 hạt bên trong.

Rễ ngưu tất phơi khô được sử dụng làm dược liệu. Nó có màu vàng tro, bề mặt nhăn nheo, vị hơi ngọt.

2. Bộ phận dùng

Rễ cây

3. Phân bố

Ngoài Việt Nam, ngưu tất còn được trồng ở một số quốc gia như Nepal, Nhật, Ấn Độ hay Trung Quốc ( Tứ Xuyên, Quý Châu).

Ở nước ta, cây ngưu tất đang được trồng rộng rãi với số lượng lớn để lấy dược liệu phục vụ cho việc chữa bệnh. Loài ngưu tất được người dân trồng có nguồn gốc từ Trung Quốc sẽ cho rễ to hơn so với các cây mọc hoang.

4. Thu hái – Sơ chế

Cây ngưu tất được trồng bằng hạt. Ở các vùng đồng bằng cây thường được gieo hạt vào các tháng 9 hoặc 10, ở miền núi thì người dân gieo hạt vào tháng 2 – 3. Sau khoảng 6 tháng có thể thu hoạch.

Những cây già úa vàng sẽ được thu hoạch rễ trước. Rễ ngưu tất mang về rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con và đầu rễ, đem phơi cho đến khi rễ hơi héo. Sau đó hun vài lần với lưu huỳnh và tiếp tục phơi cho đến khi khô hẳn, cắt lát mỏng . Những rễ to, dài và dẻo sẽ có giá trị cao hơn.

5. Bảo quản

Để thuốc nơi mát mẻ, tránh ẩm

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học của dược liệu

Phân tích thành phần hóa học của rễ ngưu tất thu được các chất sau:

2. Tính vị

Ngưu tất tính ôn. Vị đắng xen lẫn vị chua

3. Quy kinh

Đi vào hai kinh Can, Thận

4. Công dụng của dược liệu

Theo các nghiên cứu hiên đại

Trong y học cổ truyền

Ngưu tất là vị thuốc có vị đắng chua, tính bình, không độc, quy vào hai kinh can và thận. Dạng tươi có tác dụng hành huyết tán ứ, tiêu ung lợi thấp. Dạng chín có tác dụng bổ can, ích thận, cường gân tráng cốt.

Dược liệu dạng tươi được dùng để chữa cổ họng sưng đau, mụn nhọt, tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc sỏi, bế kinh, đẻ khó, chấn thương, ứ máu bầm, đầu gối nhức mỏi.

Ngưu tất sao tẩm dùng chữa can thận hư, ù tai, đau lưng, mỏi gối, tay chân co quắp hoặc bại liệt.

Dùng ngoài với nước sắc 20% dược liệu có thể chữa các bệnh về da chân và móng (bệnh nấm biểu bì).

Hạt cũng được sử dụng làm thuốc chống độc, chữa rắn cắn, thấp khớp, hen phế quản (phối hợp với dược liệu khác).

5. Cách dùng và liều lượng

Dùng 12 – 20g/ngày. Cách dùng phổ biến nhất là sắc hoặc ngâm rượu uống

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Chữa viêm mũi dị ứng gây sổ mũi

2. Hạ sốt

3. Chữa viêm nhiễm ở gan, thận, bàng quang

4. Điều trị viêm đa khớp dạng thấp

5. Chữa cholesterol máu cao

6. Chữa đau lưng, mỏi gối, miệng khô, phong thấp, đau rát họng, khớp tay chân co quắp

7. Chữa tắc kinh, bế kinh

8. Chữa bế kinh, đau bụng kinh

9. Chữa lên sởi có viêm họng

10. Chữa chảy máu cam

11. Trị rong kinh

12. Chữa tụ máu, ứ máu do bị thương, nhức mỏi tay chân sau khi đi xa về

13. Trị đau tụ huyết bụng dưới, phù nề đầu gối, yếu gân cốt, đầu ngón chân lạnh buốt

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Độc tính

Ngưu tất không độc. Tuy nhiên dược liệu này có thể khiến một số trường hợp bị dị ứng. Hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để hạn chế những rủi ro không mong muốn.

Kiêng Kỵ

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version