Site icon Medplus.vn

Top 5 nguyên nhân khiến bạn tập thể dục xong buồn nôn

5 nguyên nhân khiến bạn tập thể dục xong buồn nôn

Tập thể dục xong buồn nôn, chóng mặt, choáng váng là một hiện tượng khá thường gặp khi tập luyện không đúng cách. Tình trạng này có đáng lo ngại không?

Hãy cùng MedPlus tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và cách phục hiện tượng tập thể dục xong buồn nôn trong bài viết này nhé!

Triệu chứng tập thể dục xong buồn nôn là bệnh gì?

Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai, cải thiện tâm trạng, duy trì vóc dáng… Tuy nhiên, có rất nhiều người không thể duy trì thói quen tốt này bởi vì bị hiện tượng đang tập hoặc tập thể dục xong chóng mặt, buồn nôn. Dấu hiệu này thường xuất hiện khi tập những động tác khó như ngồi xổm, chạy nhanh, chạy liên tục khiến đầu óc choáng váng, buồn nôn.

Hiện tượng này không hiếm, thường xuất hiện từ những người mới tập cho đến vận động viên Olympic và được gọi với cái tên là: buồn nôn do tập thể dục. Theo lý giải từ các chuyên gia y học thể thao Brian Babka tại Đại học thể thao Northern Illinois (Mỹ) thì khi tập thể dục với cường độ cao sẽ khiến máu ít lưu thông đến cơ quan tiêu hóa, gián đoạn quá trình tiêu hóa thức ăn dẫn đến tình trạng buồn nôn, chóng mặt.

Tuy nhiên, các dấu hiệu trên đôi khi cũng là cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Vậy đâu là nguyên nhân đáng lo ngại khi đang tập thể dục bị chóng mặt, buồn nôn?

Top 5 nguyên nhân khiến bạn tập thể dục xong buồn nôn

1. Cơ địa và sức khỏe

Khi tập thể dục, nhất là những bài tập với cường độ cao, máu sẽ phân bổ nhiều hơn đến các cơ bắp, não, tim, phổi; hạn chế lưu thông đến cơ quan tiêu hóa. Việc này làm gián đoạn quá trình cơ thể tiêu hóa thức ăn trong dạ dày gây ra hiện tượng buồn nôn, chóng mặt. Triệu chứng sẽ ngày càng nặng khi luyện tập quá sức. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các bài tập, cơ địa và sức khỏe của mỗi người, không phải ai cũng gặp tình huống này.

2. Chế độ ăn

Ăn quá nhiều hoặc nhịn ăn trước khi tập cũng là nguyên nhân đang tập thể dục bị chóng mặt, buồn nôn. Bởi vì khi hệ tiêu hóa dư thừa năng lượng hoặc bị cắt giảm năng lượng đều dễ bị kích thích, đặc biệt là khi tập thể thao.

3. Tập thể dục xong buồn nôn do quá trình hydrat hóa

Khi tập thể dục, cơ thể sẽ mất rất nhiều mồ hôi đồng thời làm mất đi chất điện giải bên trong gây chóng mặt, buồn nôn trong hoặc sau khi tập luyện.

4. Bệnh lý có sẵn cũng là nguyên nhân khiến tập thể dục xong buồn nôn

Nếu cơ địa dễ bị tụt huyết áp, hạ đường huyết thì bạn cũng rất dễ rơi vào hiện tượng tập thể dục xong bị chóng mặt, buồn nôn, kiệt sức, chân tay bủn rủn, người vã mồ hôi.

5. Triệu chứng tập thể dục quá sức

Buồn nôn, chóng mặt cũng chính là triệu chứng cảnh báo bạn đang tập thể dục quá sức, sử dụng hết nguồn năng lượng dự trữ buộc cơ thể phải đưa ra tín hiệu cảnh báo để phản ứng lại.

Tập thể dục xong bị chóng mặt, buồn nôn phải làm sao?

Buồn nôn, chóng mặt, choáng váng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến việc tập thể dục. Chính vì thế, bạn cần khắc phục càng sớm càng tốt để nhanh chóng lấy lại năng lượng vui vẻ, tích cực để có động lực tập thể dục nâng cao sức khỏe, duy trì sắc vóc. Vậy khi tập hoặc sau khi tập thể dục xong buồn nôn phải làm sao?

Cân bằng giữa việc nghỉ ngơi và tập luyện

Bạn hãy để cơ thể nghỉ ngơi ngay sau khi có các triệu chứng tập thể dục quá sức như chóng mặt, buồn nôn.

Lưu ý, khi cảm thấy mệt, bạn không nên dừng tập đột ngột. Nếu đang chạy bộ hãy chuyển sang chế độ nghỉ ngơi theo trình tự: chạy chậm, đi bộ rồi mới dừng lại nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian làm quen với các thay đổi.

Điều tiết hơi thở

Thở đúng cách sẽ giúp bạn không bị chóng mặt, buồn nôn khi tập thể dục, đặc biệt là với môn yoga. Việc giữ hơi thở quá lâu, thở quá nhanh hoặc quá sâu đều dễ khiến bạn chóng mặt và tập thể dục xong buồn nôn. Việc cần làm là hãy thả lỏng cơ thể, hít thở chậm rãi, cố gắng thở đều và sâu hơn một chút thì sẽ khắc phục được.

Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học

Bạn tuyệt đối không được bỏ bữa sáng khi tập thể dục, nhưng cũng không nên ăn quá no vì dư hoặc thiếu năng lượng khi luyện tập đều là nguyên nhân trực tiếp khiến đang tập thể dục bị chóng mặt, buồn nôn. Thời gian lý tưởng để ăn trước buổi tập là 1 đến 2 tiếng đồng hồ.

Bên cạnh đó, bạn hãy ăn đa dạng thực phẩm giàu vitamin C như cam, ổi, chanh; vitamin A như cà chua, cà rốt, gan động vật; vitamin D như hàu, tôm, lòng đỏ trứng; các loại thực phẩm giàu kẽm, magie, sắt, acid folic để cân bằng năng lượng trong cơ thể, hạn chế chóng mặt, buồn nôn khi tập thể dục.

Đặc biệt, bạn cần tránh xa thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu, đồ ăn cay nóng, đồ ăn với quá nhiều gia vị để tránh bao tử bị kích thích khi tập thể dục đồng thời cũng là cách để bảo vệ sức khỏe khỏi các bệnh tim mạch do dư thừa cholesterol.

Uống nước đúng cách

Mất nước không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn làm mất điện giải do tập thể dục quá sức. Chính vì thế, uống đủ nước là một trong những giải pháp quan trọng trong việc khắc phục tình trạng buồn nôn, chóng mặt khi chơi thể thao. Tuy nhiên, uống đủ nước thôi là chưa đủ, để tránh mất sức khi tập thể dục bạn cần uống nước đúng cách.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bạn không nên uống quá nhiều nước trong một lần mà hãy phân bổ thời gian uống nước theo lịch trình như sau:

  • Uống khoảng 2 ly nước (tương đương 473ml) trong 1 – 2 giờ trước khi tập luyện
  • Uống thêm 2 ly nước (tương đường 473ml) trong khoảng 20 – 30 phút trước khi bắt đầu tập thể dục.
  • Trong quá trình tập luyện, hãy uống 1/2 ly nước (tương đương 118ml) mỗi 15 phút.

Việc làm này giúp hạn chế mất nước, giúp các cơ quan trong cơ thể được hoạt động trơn tru, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đặc biệt là hạn chế tính trạng buồn nôn, chóng mặt.

4. Chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe của bản thân

Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải môn thể thao nào cũng phù hợp với bạn. Một trong những nguyên nhân gây mất sức, thậm chí là đột quỵ là do người tập có sức khỏe không tốt nhưng vẫn cố gắng tập luyện thời gian dài, cường độ cao.

Chính vì thế, nếu sức khỏe không tốt, có tiền sử cao huyết áp, dễ bị tụt đường huyết tuyệt đối không chọn những môn cường độ cao như chạy bộ, tennis, đá banh… mà hãy bắt đầu bằng việc những môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, đá cầu, yoga… Chọn đúng môn thể thao phù hợp với sức khỏe của bản thân không chỉ giúp việc tập luyện vui vẻ, nhẹ nhàng hơn mà còn hạn chế, thậm chí là dứt điểm tình trạng đang tập thể dục bị chóng mặt, buồn nôn.

Tuy nhiên để an toàn và giúp cho việc tập thể dục phát huy hiệu quả, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi bắt đầu chơi bất kỳ môn thể thao nào.

Tình trạng tập thể dục xong buồn nôn là dấu hiệu của việc cơ thể mất sức do tập luyện. Để khắc phục, bạn cần cân bằng giữa việc ăn uống, nghỉ ngơi, thời gian tập luyện và chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe của bản thân.

Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc tập thể dục xong buồn nôn, chóng mặt. Nếu thấy kiến thức này có ích đừng quên chia sẻ đến người thân và bạn bè của mình. Hãy duy trì việc tập thể dục và biến việc chơi thể thao thành niềm vui và động lực mỗi ngày nhé!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Causes of nausea and vomiting during exercise

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version