Site icon Medplus.vn

Nho – từ cây ăn quả sang dược liệu chữa bệnh

Nho

Nho

Nho là loại quả rất phổ biến, cung cấp nhiều hàm lượng dinh dưỡng cho chúng ta. Tuy nhiên, ít người biết đến công dụng là một dược liệu chữa bệnh của nho. Vậy những công dụng đó là gì? Cùng Medplus tìm hiểu nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Nho, Bồ đào, Ít (Tày)

Tên khoa học: Vitis vinifera L.

Họ: Vitaceae (Nho)

Thông tin về nho

Đặc điểm cây

Nơi sống và thu hái

Bộ phận dùng

Toàn cây- Herba Vitidis Viniferae, thường có tên là Bồ đào.

Thành phần hoá học, tác dung dược lý và tính vị

Thành phần hoá học

Chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin C, caroten, riboflavin, tanin, các enzyme, các hợp chất nitơ tự nhiên (đặc biệt chứa nhiều trong hạt nho), các flavonoid, các hợp chất phenol.

Trong nho còn chứa đường (chủ yếu là glucose và fructose), sáp, lipid (trong hạt) và pectin.

Tác dụng dược lý

Nho tốt cho sức khỏe tim mạch, có chứa chất chống oxy hóa (các flavonoid) đặc biệt là resveratrol được tập trung ở vỏ, hạt, và thân cây nho.

Nước ép nho tím và rượu vang đỏ giúp ngăn ngừa tổn thương nội mạc mạch máu, làm giảm cholesterol “xấu” (LDL-cho), ngăn ngừa hình thành cục máu đông và chống viêm hiệu quả. Các hợp chất flavonoid và vitamin nhóm B có trong nho tím nhiều tốt hơn nho màu sáng. Vì vậy, rượu vang đỏ tốt hơn so với rượu vang trắng.

Trong hạt nho chứa chất chống oxy hóa mạnh là proanthocyanidins. Hiện nay, trên thế giới người ta dùng chiết xuất hạt nho để làm cholesterol máu, hạ đường huyết, hạ huyết áp và điều trị các bệnh lý về tim mạch như bệnh động mạch vành, suy tĩnh mạch mãn tính.

Ngoài ra, chiết xuất hạt nho còn giúp tăng cường miễn dịch, chống dị ứng và hen suyễn. Các hợp chất trong rượu vang đỏ cũng đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, ức chế sự phát triển của 1 số chủng vi khuẩn, virus.

Tính vị, công năng

Công dụng và những bài thuốc từ quả nho

Công dụng và những bài thuốc về Nho

Công dụng

Bài thuốc về Nho

  1. Chữa đau lưng, mỏi gối, thũng đầy, nôn oẹ, buồn nôn hay thai động trồi lên: Dùng lá, dây, rễ Nho 20-40g, sắc uống.
  2. Chữa động thai hay nôn nghén: Quả Nho 40g ăn hay sắc uống.
  3. Đái buốt, đái dắt, đái ra máu: Nho tươi, ngó sen, Sinh địa hoàng lượng vừa đủ, mật ong 150g. Trước hết lấy 3 vị thuốc giã nát từng thứ, vắt lấy nước lấy đủ 1000ml, pha mật ong vào trộn đều, sắc nhừ, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 100ml, trước bữa ăn nửa giờ, chiêu thuốc với nước ấm.

Ghi chú: Ở nước ta cũng có trồng một loài khác là Vitis labrusca L., với lá có 3 thuỳ, có lông trắng ở mặt dưới, có quả tròn tròn, màu lục hay vàng vàng, có hạt hay không. Cũng có công dụng như Nho.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Tracuuduoclieu.vn

Exit mobile version