Site icon Medplus.vn

Những tác hại không ngờ của STRESS lên cơ thể của bạn!

tác hại của stress

Tired and stress business people concept. A stressed Asian business woman looks tired in her office. Beautiful Asia female model in her 20s

Stress là gì?

Stress hay căng thẳng, là một phản ứng tự nhiên của não bộ đối với những sự kiện hằng ngày trong cuộc sống. Bất cứ điều gì, từ công việc, gia đình đến chiến tranh đều có thể gây ra stress.

Đối với các tình huống ngắn hạn, stress có thể có lợi cho sức khỏe của bạn. Cơ thể của bạn phản ứng với căng thẳng bằng cách giải phóng các hormone làm tăng nhịp tim và nhịp thở. Cơ bắp của bạn sẽ sẵn sàng để ứng phó với các tình huống sắp đến.

Tuy nhiên, nếu stress không dừng lại và ngày càng tăng lên, nó có thể gây tổn hại cho sức khỏe của bạn. Các triệu chứng căng thẳng mãn tính bao gồm:

Những tác hại của STRESS lên cơ thể của bạn

Hệ thần kinh và nội tiết trung ương

Hệ thần kinh trung ương chịu trách nhiệm về phản ứng “chiến – hay – chạy” của bạn. Khi bạn căng thẳng, não sẽ tiết ra các hormone adrenaline và cortisol (gọi là hormone căng thẳng) làm tăng nhịp tim. Sau đó, máu sẽ được gửi đến các khu vực cần thiết trong trường hợp khẩn cấp, như cơ bắp, tim và các cơ quan quan trọng khác.

Phản ứng “chiến-hay-chạy” của cơ thể

Khi các nỗi lo không còn nữa, não sẽ báo cho tất cả các hệ thống trở lại bình thường. Nếu hệ thần kinh không trở lại bình thường hoặc các tác nhân không biến mất, stress sẽ tiếp tục.

Căng thẳng mãn tính cũng là một yếu tố dẫn đến các hành vi như:

Stress dẫn đến chứng ăn vô độ

Hệ hô hấp và tim mạch

Hormone căng thẳng ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tim mạch của bạn. Bạn sẽ thở nhanh hơn để đưa oxy vào máu đến các cơ quan đang cần nó trong cơ thể. Nếu bạn đã có vấn đề về hô hấp như hen suyễn hoặc khí phế thũng, stress có thể khiến bạn khó thở hơn.

Căng thẳng thường xuyên hoặc mãn tính sẽ khiến tim bạn làm việc quá sức. Các mạch máu co lại để chuyển nhiều oxy hơn đến cơ bắp của bạn. Khi huyết áp tăng, bạn sẽ có nguy cơ bị đột quỵ hoặc đau tim.

Hệ tiêu hóa

Khi bị stress, gan sẽ sản xuất thêm đường trong máu (glucose) để cung cấp năng lượng. Nếu tình trạng kéo dài, cơ thể sẽ không theo kịp sự gia tăng glucose này, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.

Thở nhanh và tăng nhịp tim cũng có thể làm đảo lộn hệ thống tiêu hóa của bạn. Bạn có khả năng bị ợ nóng hoặc trào ngược axit, làm trầm trọng hơn các vết loét dạ dày.

Bạn cũng có thể bị tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn hoặc đau bụng.

Hệ cơ bắp

Cơ bắp của bạn căng lên để bảo vệ bản thân khỏi chấn thương khi bạn stress. Nếu bạn liên tục bị căng thẳng, cơ bắp của bạn sẽ không có cơ hội để thư giãn. Cơ bắp căng cứng gây đau đầu, đau lưng, vai và đau nhức cơ thể. Theo thời gian, điều này có thể đặt ra một chu kỳ không lành mạnh khi bạn ngừng tập thể dục và chuyển sang dùng thuốc giảm đau.

Hệ sinh dục và sinh sản

Căng thẳng gây ra mệt mỏi cho cả cơ thể và tinh thần của bạn. Không có gì lạ khi bạn mất ham muốn nếu bị căng thẳng liên tục. Mặc dù căng thẳng trong thời gian ngắn có thể khiến nam giới sản xuất nhiều nội tiết tố nam testosterone, nhưng hiệu ứng này không kéo dài.

Căng thẳng dẫn đến giảm ham muốn ở cả 2 giới

Nếu căng thẳng tiếp tục trong một thời gian dài, nồng độ testosterone của một người đàn ông có thể bắt đầu giảm xuống. Điều này có thể cản trở sản xuất tinh trùng và gây ra rối loạn chức năng cương dương hoặc bất lực. Căng thẳng mãn tính cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho các cơ quan sinh sản nam như tuyến tiền liệt và tinh hoàn.

Đối với phụ nữ, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nó có thể dẫn đến chu kỳ không đều hoặc sẽ bị đau hơn. Căng thẳng mãn tính cũng có thể phóng đại các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.

Hệ miễn dịch

Stress kích thích hệ thống miễn dịch, có thể là một điểm cộng cho các tình huống ngay lập tức. Sự kích thích này có thể giúp bạn tránh nhiễm trùng và chữa lành vết thương.

Nhưng theo thời gian, hormone căng thẳng sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn và làm giảm phản ứng cơ thể của bạn với những kẻ xâm lược bên ngoài. Những người bị căng thẳng mãn tính dễ bị mắc các bệnh do virus như cúm và cảm lạnh thông thường, cũng như các bệnh nhiễm trùng khác. Căng thẳng cũng có thể làm tăng thời gian bạn cần để phục hồi sau khi bị bệnh hoặc bị thương.

Hãy dành thời gian thư giãn cho bản thân nhé!

Hãy để cho bản thân thời gian để thư giản. Tạm gác lại công việc, nghe một bài hát yêu thích hoặc dành thời gian bên cạnh bạn bè và người thân. Dù công việc có quan trọng, nhưng sức khoẻ mới là thứ đáng giá nhất!

Bài viết liên quan:

Nguồn: Healthline, National Institute of Mental Health

Exit mobile version