Site icon Medplus.vn

Ô Dược – Dược Liệu ” VÀNG” trị Đau Bụng Kinh mà chị em nên biết

6o duoc2 - Medplus

Ô Dược luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Ô dược nam, Thiên thai ô dược, Dầu đắng, Ô dược

Tên khoa học: Lindera myrrha (Lour.) Merr.

Tên đồng nghĩa: Laurus myrrha Lour.

Họ: Lauraceae (Long não)

1. Đặc điểm dược liệu

Cây cao chừng 1-15m. Cành gầy, màu đen nhạt. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 6cm, rộng 2cm. Mặt trên bóng, mặt dưới có lông, ngoài gân chính có 2 gân phụ xuất phát từ 1 điểm cách cuống lá 2mm, dài ra chừng 2/3 lá, mặt trên lõm, mặt dưới lồi, cuống gầy, dài 7-10mm, lúc đầu có lông, sau nhẵn, mặt trên lõm thành rãnh. Hoa màu hồng nhạt, họp thành tán nhỏ, đường kính 3-4mm. Quả mọng hình trứng, khi chín có màu đỏ, trong chứa 1 hạt. Toàn cây có mùi thơm, vị đắng.

Mọc hoang ở Hà Sơn Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh.

2. Bộ phận dùng

Rễ – Rễ giống như đùi gà (Ô dược =đùi gà), khô, mập, chỗ to, chỗ nhõ không đều, rắn chắc, vỏ nâu, thịt màu vàng ngà, sạch rễ, không mọt, trơn nhẵn, có hương thơm là tốt. Loại cứng gìa như củi không làm thuốc được.

3. Phân bố

Ô dược có nguồn gốc và phân bố chủ yếu Trung Quốc. Ở nước ta có ô dược nam (nhỏ hơn so với ô dược Trung Quốc), mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa.

Các tỉnh miền nam có cây ô dược lớn, cao được dùng để làm nhang và trộn hồ xây nhà. Vì vậy cần tránh nhẫm lẫn khi sử dụng.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông hoặc mùa xuân.

+ Hái thứ rễ bàng chung quanh có từng đốt nối liền nhau, bỏ vỏ, lấy lõi, sao qua họăc mài (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Lấy rễ khô ngâm nước1 ngày, vớt ra, ủ cho mềm, thái lát, phơi khô hoặcmài (Trung Dược Học).

+ Rửa sạch, ủ mềm, để ráo, thái lát, phơi khô hoặc tán thành bột mịn (Dược Liệu Việt Nam).

5. Bảo quản

Dễ mốc mọt. Cần để nơi khô ráo, thoáng gió.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị ô dược

+ Vị cay, tính ôn, không độc (Khai Bảo Bản Thảo).

+ Vị cay, hơi đắng, tính ôn (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).

+ Vị cay, tính ôn (Bản Thảo Cầu Chân).

+ Vị đắng, tính ấm (Trung Dược Học).

2. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học trong ô dược rất đa dạng, bao gồm Linderaic acid, Chamazulene, Linderazulene, Linderol, Linderana, Borneol, Isolinderalactone, Linderene acetate, Neolinderalactone,…

3. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Theo Đông Y

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu thường được dùng ở dạng thuốc sắc và tán bột làm hoàn. Liều dùng trung bình: 3 – 10g/ ngày.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc trị đau bụng kinh, bụng đau và khí trệ do trúng khí hàn

2. Bài thuốc trị huyết ngưng khí trệ gây đau bụng kinh

3. Trị thống kinh, khí trệ, huyết ngưng

Ô dược 10g, Hương phụ 8g, Đương quy 12g, Mộc hương 8g. sắc uống (Ô Dược Thang – Hiệu Chú Phụ Nhân Lương Phương).

4. Bài thuốc trị chứng cam tích ở trẻ nhỏ

5. Bài thuốc trị chứng đau bụng kinh ở phụ nữ

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version