Site icon Medplus.vn

Phòng chống Jet Lag – Tạm biệt nỗi lo lệch múi giờ

jet lag vector 1477368 1 - Medplus

Mùa du lịch sắp đến, gia đình bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến du lịch xa. Tuy nhiên, bạn lo rằng các con mình có thể sẽ mệt mỏi vì lệch múi giờ. Cùng tìm hiểu cách chống Jet Lag đơn giản và đừng để Jet Lag cản trở chuyến đi của bạn!

Jet Lag là gì?

Jet Lag (hay Desynchronosis) là một Hội chứng rối loạn cơ thể khá phổ biến. Tình trạng này xảy ra bởi sự gián đoạn của nhịp điệu sinh học trong cơ thể, thông thường là do việc di chuyển bằng máy bay qua các múi giờ khác nhau.

Thay đổi múi giờ là nguyên nhân gây jet lag

Những triệu chứng cơ bản của Jet Lag bao gồm:

Càng lớn tuổi, các triệu chứng này càng nghiêm trọng và thời gian phục hồi cũng lâu hơn. Jet Lag thường kéo dài khoảng 12 tiếng sau khi bạn đến múi giờ khác, hoặc vài ngày tuỳ vào tình trạng sức khoẻ của bạn.
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn như đổ mồ hôi lạnh, nôn mửa, sốt, cảm lạnh, nhiễm virus, say máy bay,… kéo dài hơn 24 tiếng, hãy đến bệnh viện ngay!

Điều gì gây ra Jet Lag?

1. Gián đoạn nhịp điệu sinh học (Circadian rhythm)

Theo Viện Khoa học Y khoa Hoa Kỳ (NIGMS), cơ thể con người có cơ chế hoạt động theo chu kỳ 24 giờ. Cơ thể phản ứng với các tín hiệu như ánh sáng, bóng tối, nhiệt độ,… rồi tiết ra hormone thúc đẩy cơn buồn ngủ hoặc tăng nhiệt độ cơ thể để bạn thức dậy mỗi ngày. Quá trình này gọi là Nhịp điệu sinh học.

Cách cơ thể điều tiết nhịp độ sinh học

Jet Lag, nói dễ hiểu cũng giống như việc thân xác bạn đã di chuyển đến Rome hay Paris rồi, nhưng nhịp độ sinh học trong cơ thể thì… vẫn còn chạy theo giờ Việt Nam.

2. Rượu và Caffeine

Tổ chức y tế thế giới (WHO) chỉ ra rằng, sử dụng rượu và các thực phẩm chứa caffeine trước hoặc trong chuyến bay có thể làm cho Jet Lag trở nên nghiêm trọng hơn.
Rượu và Caffeine có thể đem lại cảm giác buồn ngủ, nhưng thực chất lại làm cho chất lượng giấc ngủ của bạn tệ hơn. Bạn sẽ cảm thấy đau đầu, ngủ không sâu và buồn nôn. Rượu cũng có tác dụng lợi tiểu nên đừng sử dụng nếu bạn không muốn phải thức dậy nhiều lần để đi “giải quyết” nhé!

Nước lọc là lựa chọn tốt nhất cho những chuyến bay dài

3. Áp suất không khí và mất nước

Áp suất không khí trên máy bay có xu hướng thấp hơn so với trên mặt đất. Lượng oxy cung cấp cho não cũng theo đó giảm đi. Điều này dẫn đến trạng thái mê man, khó chịu từ 3-9 tiếng, triệu chứng khá giống với say máy bay.
Không khí bên trong cabin máy bay cũng khô hơn không khí bên ngoài. Đặc biệc, khi bạn sử dụng rượu và caffeine – những chất gây mất nước, tình trạng Jet Lag sẽ càng trở nên nghiêm trọng.

4. Các yêu tố môi trường

Một chỗ ngồi chật chội, hành khách trong toa ồn ào, ánh sáng từ bên ngoài hoặc thời tiết đột nhiên thay đổi. Tất cả những yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến quá trình nghỉ ngơi của bạn, gây mệt mỏi, khó chịu.

Những sự cố trên máy bay khiên bạn mệt mỏi

6 cách chống Jet Lag hiệu quả

Theo Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (Pubmed), chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh Jet Lag bằng cách tuân theo những phương pháp sau:

1. Ngủ theo múi giờ mới

Nếu bạn đáp chuyến bay xuống địa điểm mới vào buổi sáng, hãy ngủ đủ giấc trên máy bay. Nếu bạn đến địa điểm mới vào buổi tối, cố gắng thức trên máy bay và ngủ bù khi về khách sạn. Nên mang theo headphone và miếng vải che mắt để có thể ngủ ngon hơn nhé!

2. Chọn thời gian đáp chuyến bay

Nếu có thể, hãy chọn chuyến bay cho phép bạn đến nơi vào buổi sáng. Lúc này, cơ thể bạn sẽ có nhiều năng lượng sau giấc ngủ trên máy bay. Ngoài ra, đến nơi vào buổi sáng cũng thuận tiện hơn cho việc check-in, di chuyển về khách sạn,…

3. Giãn lịch trình, chuẩn bị kế hoạch dự phòng

Luôn giữ tinh thần thoải mái. Nếu có thể, hãy thêm 1-2 ngày vào lịch trình của bạn để cơ thể có thời gian thích nghi và tận hưởng kì nghỉ một cách trọn vẹn nhất.
Nếu có cuộc họp hoặc những kế hoạch quan trọng, hãy đến sớm hơn vài ngày để chuẩn bị hoặc phải có kế hoạch dự phòng.

Luôn chuẩn bị kế hoạch dự phòng

4. Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Uống đủ nước trong suốt chuyến đi, tốt nhất là nước lọc. Ăn vừa đủ và ăn đúng giờ giấc (theo múi giờ mới). Không ăn những đồ khó tiêu. Không sử dụng các loại thức uống có chứa cồn và caffeine.
Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Tránh tập luyện hoặc làm việc quá nặng trước chuyến đi.

5. Vận động nhẹ nhàng trong chuyến bay

Với những chuyến bay dài trên 10 tiếng, hãy tranh thủ đi lại một chút trong cabin. Những động tác nhẹ nhưng vươn vai, xoay cổ, duỗi người,… cũng thúc đẩy máu lưu thông thông giúp bạn thoải mái hơn.

6. Điều chỉnh ánh sáng và bổ sung Melatonin

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Chris Idzikowski – giám đốc Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ Edinburgh, ta có thể điều chỉnh nhịp độ sinh học của bản thân bằng điều chỉnh nguồn sáng xung quanh. Đeo kính râm hoặc bịt mắt để dễ dàng đi vào giác ngủ, hoặc sử dụng các loại đèn mô phỏng ánh sáng mặt trời để giữ cơ thể tỉnh táo hơn. Mục đích chính là để cho cơ thể làm quen với múi giờ mới tại nơi sắp đến.

Melatonin là loại hormone cơ thể tiết ra để tạo cảm giác buồn ngủ. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc bổ sung Melatonin từ thực phẩm và thuốc có thể chúng ta ngủ ngon hơn trên chuyến bay và giảm thiểu tình trạng Jet Lag.

Cơ thể bạn có thể bạn sẽ mất vài ngày để có thể thích nghi hoàn toàn với múi giờ mới. Đừng quá lo lắng, hãy điều chỉnh cách ăn uống, sinh hoạt, truy cập MedPlus để xem các Tips sống khoẻ và tận hưởng chuyến đi của mình nhé!

Bài viết liên quan:

Nguồn: Healthline, National Institute of General Medical Sciences, Mayoclinic

Exit mobile version