Trẻ bị ban đỏ có sao không? Nguyên nhân trẻ bị ban đỏ
1. Trẻ bị ban đỏ có sao không?
Trẻ bị ban đỏ nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây viêm phổi, viêm tai giữa, đi ngoài ra máu hoặc nặng hơn là viêm não. Bệnh sốt phát ban đỏ rất thường gặp ở trẻ nhỏ, chủ yếu là do virus sởi gây ra.
2. Nguyên nhân trẻ bị ban đỏ
70 – 80% sốt phát ban là do nhiễm virus, trong đó virus đường hô hấp luôn chiếm đa số bao gồm: virus sởi, virus rubella, adeno virus, echo virus, nhóm enterovirus,v.v… Đây chính là lý do tại sao trẻ có thể bị sốt phát ban nhiều lần. Sốt phát ban do virus sởi và rubella là 2 nguyên nhân thường gặp nhất. Bệnh sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh rubella gọi là ban đào.
Phương pháp chăm sóc cho trẻ nhỏ bị ban đỏ
- Hạ sốt đúng cách cho trẻ: Nếu trẻ sốt từ 38 độ C có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp từ 4 – 6 giờ một lần. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm khi cần, để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ.
- Giảm ho, giảm đau họng cho trẻ: Nên cho trẻ uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như rau tần dầy lá, tắc chưng với đường phèn.
- Làm thông mũi trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm: giúp trẻ dễ ăn uống và bú sữa mẹ.
- Nhỏ mắt cho trẻ bằng nước muối 0,9% 3 lần/ngày
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa và bổ sung đủ nguồn nước uống cho trẻ
- Nên chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết và dễ tiêu hóa
- Nới lỏng quần áo cho trẻ, súc miệng bằng nước muối 4 lần/ngày, chườm ấm cho trẻ không quá 10 phút/giờ.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ: Tắm hàng ngày, tránh để lạnh, thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ.
- Cắt móng tay tránh gãi làm xước da tạo điều kiện cho bệnh lây lan và nặng hơn
Trẻ bị ban đỏ khi nào cần đi gặp bác sĩ
Trẻ cần được đưa đi khám ngay khi thấy các biểu hiện:
- Thở nhanh: khi tần suất thở > 50 nhịp/phút với trẻ dưới 1 tuổi và > 40 nhịp/phút với trẻ trên 1 tuổi.
- Môi khô, khóc không nước mắt, khát nước, quấy
- Trẻ khóc nghe thấy tiếng thở rít, giọng khàn.
- Trẻ bị loét miệng, biếng ăn, tiêu chảy, nôn, đau mắt, đau tai, sốt kéo dài trên 4 ngày.
Trẻ cần nhập viện khi có các biểu hiện:
- Trẻ không thể uống nước hay bú sữa mẹ
- Trẻ bị co giật, sốt cao không hạ, li bì, khó thức dậy
- Trẻ bị loét miệng nhiều
- Trẻ thở nhanh, thở co lõm ngực, thở nghe thấy tiếng rít
- Trẻ có biểu hiện mất nước nặng
- Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng
- Trẻ bị loét giác mạc, nhìn kém, viêm tai xương chũm
Phòng tránh ban đỏ cho trẻ
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị nghi ngờ đang mắc bệnh. Tuy nhiên, cách này rất khó vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban.
Cách phòng ngừa bệnh tốt nhất là cho trẻ chích ngừa:
- Sởi có thể chích ngừa khi trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Rubella được chích chung với quai bị và sởi bằng vắc-xin 3 trong 1 khi trẻ được 12 tháng – 15 tháng tuổi và tiêm nhắc liều thứ 2 khi trẻ được 4 tuổi – 6 tuổi.
Trẻ bị ban đỏ nên ăn gì?
- Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, nhất là những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng.
- Trẻ bị sởi cần chú ý việc bổ sung thực phẩm giàu Vitamin A hoặc viên bổ sung với liều lượng phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị ban đỏ phải làm sao? Trẻ bị ban đỏ có sao không và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo