Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không?
Khò khè là tiếng thở bất thường của trẻ khi bị viêm đường hô hấp dưới. Các phế quản khi bị viêm nhiễm, có dịch nhầy sẽ dễ bị phù nề, co thắt, tắc nghẽn; cản trở đường lưu thông của không khí khiến việc hô hấp trở nên khó khăn, tạo ra âm thanh khò khè. Tiếng khò khè có thể nghe rõ nhất khi trẻ thở ra. Vậy trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không?
Bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm vì có thể không đạt hiệu quả tốt mà còn làm cho trẻ khò khè nặng hơn.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị thở khò khè
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra chứng thở khò khè ở trẻ sơ sinh:
Bệnh hen suyễn
Trẻ mắc bệnh hen suyễn sẽ diễn ra tình trạng phế quản bị co thắt, các chất dịch nhầy đồng thời cũng tiết ra nhiều. Chính điều này có thể khiến hệ hô hấp của bé bị tắc nghẽn, dẫn đến việc thở khó khăn hơn.
Bệnh viêm phế quản
Trong trường hợp đường thở dưới của bé bị viêm nhiễm, khi đó bé đã mắc phải bệnh viêm phế quản. Bệnh viêm phế quản cũng có thể bắt nguồn từ sự xâm nhập của virus vi khuẩn, sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài.
Bệnh viêm amidan
Một bệnh về đường hô hấp cũng thường xuyên gặp phải trẻ nhỏ là bệnh về amidan. Amidan vốn được biết đến là bộ phận để bảo vệ họng, kháng lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Khi amidan bị viêm nhiễm và sưng lên, bị hô hấp của bé sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.
Cảm cúm do nhiễm virus
Có thể bé thở khò khè là do bị cảm cúm thông thường. Các bé rất nhạy cảm với thời tiết, cảm cúm cũng là một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Bé bị cảm cúm sẽ dẫn tới nhiều hiện tượng như sổ mũi, khó thở, chán ăn.
Nguyên nhân khác
Các nguyên nhân khác ít gặp hơn như khó nuốt mãn tính có thể dẫn đến trẻ hít phải thức ăn hoặc chất lỏng đi vào phổi; trào ngược dạ dày thực quản, dị vật trong phổi hoặc suy tim. Dù nguyên nhân ban đầu của thở khò khè là gì; thì các triệu chứng thường trở nên nặng hơn nếu trẻ có bị dị ứng hoặc hít phải các chất kích thích khác như khói thuốc lá.
Những trường hợp trẻ bị thở khò khè bố mẹ thường quan tâm
- Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi
- Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không
- Bé thở khò khè và ho
- Chữa khò khè cho trẻ sơ sinh
- Trẻ thở khò khè vào ban đêm
- Trẻ sơ sinh thở khò khè và ho
- Cách chữa khò khè có đờm
- Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị thở khò khè
- Tăng nhịp thở liên tục (hơn 60 lần/phút);
- Tăng thực hiện các cử động để thở như lỗ mũi phập phồng liên tục khi hít vào – thở ra và những cơ ở ngực (dưới xương sườn) co kéo nhiều hơn bình thường;
- Xuất hiện chứng xanh tím. Tình trạng này cho thấy máu không nhận đủ oxy từ phổi, nhận thấy rõ nhất ở vùng như môi và lưỡi. Trong nhiều trường hợp, bàn tay và chân của trẻ sơ sinh tái xanh nhưng các bộ phận còn lại vẫn bình thường. Đây chỉ là phản ứng phổ biến của cơ thể với sự thay đổi khí hậu.
- Bé thường xuyên biếng ăn
- Phần lớn các vấn đề về đường hô hấp và phổi sẽ dẫn đến sốt cao.
Biểu hiện nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị khò khè
- Trẻ sơ sinh lần đầu tiên bị khò khè, khó thở, tím tái
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi xuất hiện triệu chứng khò khè cần phải đưa đến bệnh viện ngay vì đây là biểu hiện bệnh nặng khi trẻ ở lứa tuổi này.
- Tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè kéo dài tới 2-3 tuần
- Trẻ có tiền sử bị hen suyễn.
- Khi bị khò khè khó thở còn xuất hiện triệu chứng nôn ói, sốt cao.
Biến chứng nguy hiểm
Ở trẻ sơ sinh, hệ hô hấp của bé rất non nớt, chưa thể phát triển đầy đủ và có sức đề kháng tốt như những người trưởng thành. Chính vì thế hiện tượng thở khò khè như có đờm trong họng là một hiện tượng không hề hiếm gặp. Tuy nhiên các mẹ không nên quá chủ quan. Vấn đề thở khò khè, khó thở có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe chung của bé, thậm chí để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị thở khò khè
Những phương pháp chăm sóc khi trẻ bị thở khò khè như là:
Làm sạch mũi
Điều đầu tiên các mẹ bỉm sữa cần làm làm vệ sinh sạch sẽ là bộ phận mũi cho bé. Hiện tượng thở khò khè, khó thở có thể bắt nguồn từ việc mũi của bé bị nghẹt. Các mẹ có thể sử dụng nước muối natri nồng độ 0,9%, mỗi ngày nhỏ vài lần để làm thông thoáng mũi cho trẻ.
Cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên
Đối với trẻ sơ sinh sữa mẹ luôn là dưỡng chất tốt nhất. Để tăng sức đề kháng cho các bé, người mẹ cần tăng cường cho bé bú. Đồng thời, các mẹ bỉm sữa cũng cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bản thân thì sữa mới có nhiều chất.
Giữ ấm giúp tránh cho trẻ bị thở khò khè
Thời tiết chuyển mùa, không khí lạnh có thể khiến cơ thể yếu ớt của trẻ sơ sinh những bệnh bất cứ lúc nào. Hãy đảm bảo các bé luôn được giữ ấm, nhất là phần cổ họng.
Khám bác sĩ khi cần thiết
Trong trường hợp tình trạng thở khò khè diễn ra trong thời gian dài, trẻ cần được khám xét. Các mẹ cần nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc cho trẻ.
Phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị thở khò khè
- Vệ sinh cơ thể của trẻ hàng ngày bằng xà phòng diệt khuẩn. Rửa mắt, mũi của trẻ bằng nước muối sinh lý sau khi chơi ngoài trời hoặc tiếp xúc với người lạ.
- Vệ sinh phòng ở của trẻ: Thay giặt ga gối, chiếu đệm của trẻ thường xuyên. Thường xuyên diệt khuẩn đồ chơi hàng ngày của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn.
- Trẻ sơ sinh cần ăn ngủ đúng giờ. Đối với trẻ đang bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng để đảm bảo chất lượng nguồn sữa. Trẻ đã ăn dặm cần đa dạng thực đơn để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Tránh các nguồn lây nhiễm. Đảm bảo cho trẻ được tiêm phòng các loại vắc-xin đầy đủ, đúng lịch.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị thở khò khè phải làm sao? Trẻ nhỏ bị thở khò khè có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ bị tự kỷ là gì? – Những điều phụ huynh cần quan tâm
- Trẻ bị viêm não Nhật Bản là gì? – Căn bệnh ẩn chứa nhiều nguy hiểm
- Trẻ bị polyp hậu môn có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp