Site icon Medplus.vn

Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gãy tay an toàn và hiệu quả

Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gãy tay an toàn và hiệu quả

Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gãy tay an toàn và hiệu quả

Trẻ bị gãy tay có sao không? 

Gãy xương cánh tay là một hoặc nhiều xương của cánh tay bị nứt. Thông thường, một cánh tay bị gãy bao gồm một hoặc nhiều xương của cánh tay như xương trụ, xương quay và xương cánh tay. , Trẻ bị gãy tay nếu không được điều trị kịp thời có thể gặp phải di chứng muộn như liệt thần kinh, can xương lệch, chậm liền xương, khớp giả, teo cơ cứng khớp,… dẫn tới tàn phế.

Nguyên nhân trẻ bị gãy tay

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến gãy xương: ngã và chấn thương trực tiếp.

Cách chăm sóc cho trẻ bị gãy tay

Trẻ bị gãy tay khi nào cần đi gặp bác sĩ

Khi bị gãy xương cẳng tay, cánh tay, điều quan trọng là phải được cấp cứu kịp thời, tránh những biến chứng xấu xảy ra. Những dấu hiệu gãy tay như là:

Bên cạnh đó, những trường hợp nguy hiểm phải nhập viện để điều trị như là:

Phòng tránh gãy tay cho trẻ

Những phương pháp phòng tránh trường hợp xương yếu, dễ gãy như là:

1. Đi bộ nhanh 10 phút, 3 lần/ngày

Đi bộ, chạy bộ giúp giữ xương chắc khỏe, nhưng lý tưởng nhất là nên kết hợp thêm các bài tập tăng sức khỏe cơ bắp như nâng tạ, hít đất và bơi lội. Những người hoạt động thể chất thường xuyên ít có nguy cơ té ngã – nguyên nhân lớn nhất làm gãy xương.

2. Không để cơ thể quá ốm, nhất là bé gái

Những người nhẹ cân có tổng khối lượng xương thấp hơn, nên cân nặng giảm thêm cũng đủ làm tăng nguy cơ xương bị yếu đi.

3. Chú ý bổ sung vitamin D

Để xương luôn khỏe mạnh, chuyên gia khuyến nghị mỗi ngày bổ sung khoảng 10 microgram vitamin D – chất dẫn truyền giúp cơ thể hấp thụ canxi. 90% nhu cầu vitamin D được tổng hợp qua da khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng, 10% còn lại đến từ chế độ ăn uống (như cá béo).

4. Chủ động phòng tránh té ngã

Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị gãy xương là do té ngã. Do đó, gia đình cần chủ động kiểm tra các chướng ngại vật, thảm hoặc sàn nhà trơn trượt. Cho trẻ sử dụng đồ bảo hộ khi tham gia thể thao.

5. Hiểu rõ nguy cơ của trẻ

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra mật độ xương để xác định mức độ nguy cơ và có hướng điều trị cải thiện xương thích hợp.

Thực đơn cho trẻ bị gãy tay

Trẻ bị gãy xương cần được bổ sung đầy đủ các chất như:

1. Thực phẩm chứa nhiều kẽm và canxi

Kẽm và canxi có nhiều trong các loại hải sản, đồ biển, hạt bí ngô, nấm, ngũ cốc, sữa…. Kẽm có vai trò thúc đẩy sự hoạt động của vitamin D giúp cho hệ thống xương khớp trở nên chắc khỏe hơn, đồng thời cũng tăng cường sự hấp thu canxi vào trong cơ thể.

2. Thực phẩm chứa nhiều photpho

Photpho là chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo xương mới vô cùng hiệu quả. Photpho có chứa nhiều trong các loại thực phẩm như trứng cá muối, lòng đỏ trứng, bí ngô,….

3. Thực phẩm chứa nhiều acid folic và Vitamin B6

Đây đều là những chất cần thiết cho sự hình thành khung xương. Có thể dễ dàng bổ sung acid folic qua các loại thực phẩm như chuối, đậu, rau xanh, cam, chuối, lúa mỳ, thịt gà,…

4. Bổ sung đầy đủ vitamin B12

Vitamin B12 rất cần thiết cho mọi hoạt động của tế bào xương, làm cho xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn. Vitamin B12 dễ dàng được bổ sung qua các loại thịt động vật như thịt bò, thịt gà, trứng sữa,…

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về  trẻ nhỏ bị gãy tay phải làm sao? Trẻ nhỏ bị gãy tay có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version