Site icon Medplus.vn

Phương pháp chăm sóc trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả

Phương pháp chăm sóc trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả

Phương pháp chăm sóc trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả

Trẻ bị thiếu sức đề kháng có sao không? Nguyên nhân trẻ bị thiếu sức đề kháng

1. Trẻ bị thiếu sức đề kháng có sao không?

Đối với cơ thể non nớt của trẻ nhỏ, hệ miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn kém. Trẻ bị thiếu sức đề kháng sẽ tạo điều kiện các bệnh vi khuẩn, virus và độc tố có thể tấn công cơ thể, từ đó dẫn đến một nhiều căn bệnh. Trẻ hay bị ốm vặt, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp là biểu hiện của hệ thống miễn dịch yếu và chế độ dinh dưỡng chưa tốt.

2. Nguyên nhân trẻ bị thiếu sức đề kháng

Những nguyên nhân chính khiến sức đề kháng bị kém:

Suy giảm hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch suy giảm liên quan tới rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể chia ra thành 2 loại nguyên phát và thứ phát.

Cơ địa

Sức đề kháng của trẻ em là một phần do di truyền. Do đó, một số trẻ em từ khi mới sinh ra đã ốm yếu, không khỏe mạnh là do người mẹ cũng không có sức đề kháng tốt.

Môi trường sống bị ô nhiễm

Không khí bị ô nhiễm ngăn chặn hoạt động của các tế bào T (tế bào cần thiết của hệ miễn dịch) gây ra viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ em.

Cách chăm sóc trẻ

Stress

Khi trẻ bị áp lực căng thẳng về học tập thì nồng độ hormone như testosterone và estrogen bị suy giảm gây mất cân bằng và làm cho sức đề kháng bị giảm.

Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng

Để hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, cha mẹ cần kết hợp hiệu quả chế độ dinh dưỡng hằng ngày với các biện pháp chăm sóc, phòng tránh bệnh

1. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Lưu ý bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin và khoáng chất để giúp tăng cường miễn dịch như là Vitamin A, C, D, kẽm, canxi,v.v…

2. Cho trẻ uống đủ nước

Uống đủ nước là một trong những cách tăng sức đề kháng cho trẻ. Nước có tác dụng đưa bạch cầu đi khắp cơ thể, đồng thời đào thải những chất độc hại ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi. Một lượng nước vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp tăng cường trao đổi chất ở trẻ, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào.

4. Cho trẻ ăn một cách khoa học

Ba mẹ cần tập cho trẻ ăn đúng giờ, đều đặn. Thay đổi thực đơn thường xuyên để tạo hứng thú và cảm giác ngon miệng cho bé. Đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết: nhóm tinh bột, nhóm rau củ quả, nhóm chất đạm, sữa và các sản phẩm từ sữa, nhóm chất béo trong mỗi bữa ăn.

5. Cho trẻ ngủ đủ giấc

Một giấc ngủ sâu và đủ dài rất cần thiết cho sự phát triển của bé, hỗ trợ làm tăng sức đề kháng cho trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần đảm bảo cho trẻ một giấc ngủ sâu từ 8-11 tiếng tùy theo độ tuổi:

Trẻ bị thiếu sức đề kháng khi nào cần đi gặp bác sĩ

Nếu trẻ thường xuyên ốm vặt, cơ thể mệt mỏi hoặc nghi ngờ trẻ khó hấp thụ, suy dinh dưỡng,v.v… cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra cụ thể. Các bác sĩ sẽ giúp ba mẹ xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, sử dụng những phương pháp phù hợp để cải thiện thể trạng, tăng sức đề kháng cho trẻ.

Phòng tránh thiếu sức đề kháng cho trẻ

Một số lưu ý bảo đảm sức đề kháng

1. Ăn đầy đủ các nhóm chất

Chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Việt Nam: nhóm tinh bột, nhóm rau củ quả, nhóm chất đạm, sữa và các sản phẩm từ sữa, nhóm chất béo. Nếu như khả năng ăn uống không đầy đủ theo khuyến cáo, có thể bổ sung thêm các chế phẩm đa vi chất dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Uống đủ nước

Uống đủ nước tùy theo nhu cầu hoạt động của mỗi người. Dịch nhu cầu bao gồm nước lọc, nước trái cây, sữa, canh, súp:

Lưu ý: Không nên chỉ chờ đến lúc khát mới uống nước vì điều này không tốt cho cơ thể. Cần chia các lần uống nước đều ra cho cả ngày, mỗi lần chỉ uống lượng nước vừa phải, không uống quá nhiều nước một lúc. Các loại nước như nước ngọt có gas, các loại đồ uống có caffein không thể thay thế nước lọc.

3. Sinh hoạt hợp lý

4. Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch

Ba mẹ cần đảm bảo cho trẻ được tham gia đầy đủ các đợt tiêm phòng bắt buộc trong chương trình tiêm chủng quốc gia.

5. Dạy trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân

Ba mẹ nên tập cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi vui chơi hay đi từ bên ngoài về. Ba mẹ cũng cần nhắc trẻ không được dụi mắt, mũi bằng tay. Vì tay là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với các vật trong môi trường bên ngoài, chứa hàng nghìn vi khuẩn nếu không được rửa sạch.

Trẻ bị thiếu sức đề kháng nên ăn gì?

Những thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày sẽ tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch của trẻ. Bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin và khoáng chất để giúp tăng cường miễn dịch, cụ thể là:

Vitamin C

Hỗ trợ sản xuất interferon – protein quan trọng của hệ miễn dịch, giúp ức chế sự tổng hợp của virus mới, có tác dụng chống lại virus xâm nhập. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C: ổi, cam, quýt, bưởi, nho, cà chua, súp lơ, củ cải, ớt chuông…

Vitamin A và Beta-caroten

Vitamin A có trong gan động vật, lòng đỏ trứng. Beta-caroten (tiền chất của Vitamin A) có trong các loại rau và trái cây có màu vàng, cam, đỏ như: cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ, và các loại quả màu vàng, đỏ…

Vitamin E

Làm tăng khả năng miễn dịch, tham gia chuyển hóa của các tế bào, bảo vệ màng tế bào khỏi bị oxy hóa. Thực phẩm giàu vitamin E: dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu, các loại hạt và các loại rau có lá màu xanh đậm.

Vitamin D

Có nhiều vai trò khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút. Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản.

Các khoáng chất khác

Selen là một chất chống oxy hóa mạnh, có nhiều trong: gạo nâu, lúa mạch, cá, tôm, rong biển… Kẽm có nhiều trong các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu, cua…Sắt có nhiều trong: thịt đỏ, gan động vật, cải bó xôi, bông cải xanh, các loại hạt,…

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng thiếu sức đề kháng ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn:  Tham khảo 

Exit mobile version