Site icon Medplus.vn

Phương pháp chăm sóc trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả

Phương pháp chăm sóc trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả

Phương pháp chăm sóc trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả

Trẻ bị trầy xước có sao không? Nguyên nhân trẻ bị trầy xước

1. Trẻ bị trầy xước có sao không?

Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, thích chơi đùa,  do đó việc trẻ bị va đập, té ngã là khó tránh khỏi. Trẻ bị trầy xước đa số đều không khó để chăm sóc và rất nhanh lành vết thương. Tuy nhiên, nhiều người thường có thói quen thổi vào vết thương để bé dễ chịu. Việc làm này sẽ khiến vi khuẩn từ miệng vào vết thương hở, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và bội nhiễm.

2. Nguyên nhân trẻ bị trầy xước

Xây xước da cũng là cách để trẻ làm quen và thích nghi với môi trường xung quanh. Trẻ có thể bị trầy xước da mặt trong những trường hợp bất khả kháng mà cha mẹ không lường trước như:

Do cọ xát

Cọ xát với quần áo hoặc giữa da với da là nguyên nhân khiến trẻ bị trầy xước. Để phòng ngừa trường hợp này tốt nhất cha mẹ nên chọn những quần áo chất liệu cotton mềm mại, rộng rãi, không quá chật.

Do chơi đùa

Trẻ con vốn tính hiếu động, vì thế khi chơi với nhau thỉnh thoảng sẽ bị vấp ngã hoặc do mâu thuẫn và quay sang cấu véo, cào nhau. Vì vậy, phụ huynh hãy hãy luôn để ý tới chúng và can thiệp khi cần thiết.

Do móng tay

Trường hợp này thường là do trẻ tự lấy tay mình cào lên mặt, nếu trẻ có móng tay dài thì vết trầy xước cũng dễ dàng xuất hiện hơn. Cách tốt nhất nên thường xuyên cắt móng tay cho trẻ.

Do trẻ bị viêm da dị ứng

Khi tiếp xúc với các hóa chất gây dị ứng có trong sữa tắm, dầu gội, nước xả vải… cũng có thể khiến da trẻ bị ngứa ngáy, sưng phồng, tổn thương.

Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước

Những phương pháp sơ cứu và lưu ý khi trẻ bị trầy xước cụ thể là:

1. Vết sưng và thâm tím

Với những vết thâm tím, vết sưng tấy do va chạm, mẹ hãy chườm đá lên vùng bị thương trong khoảng 10 phút để giúp giảm đau và giảm sung huyết.

2. Những vết trầy xước, chảy máu khi trẻ bị ngã

3. Những vết cắt, vết rách rỉ máu

Trẻ bị trầy xước khi nào cần đi gặp bác sĩ

Nếu trẻ bị trầy xước có bất kì các dấu hiệu sau thì nên cho trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời:

Phòng tránh trầy xước cho trẻ

Trẻ bị trầy xước nên ăn gì?

Những nhóm thực phẩm nên tốt cho da bị trầy xước:

Protein

Đây là nhân tố chính trong quá trình tái tạo da và tái tạo mạch máu. Chỉ cần bổ sung thêm một lượng protein phù hợp thì vết xước trên da sẽ nhanh lành hơn. Một số loại thực phẩm giàu protein tốt để lành vết xước trên da là: Thịt, cá, sữa, trứng, đậu nành, v.v…

Thực phẩm chứa Vitamin nhóm B, C

Vitamin nhóm B có vai trò quan trọng trong việc tạo mô mới, giúp vết thương mau lành. Riêng Vitamin C lại gây tác động tốt lên việc lành vết xước, vết thương, chống nhiễm trùng và mưng mủ, tăng cường sức đề kháng. Những loại thực phẩm giàu vitamin B và C là: Thanh long, bưởi, quýt, cam, đu đủ, v.v…

Sắt, kẽm

Sắt và kẽm cũng là những khoáng chất giúp cho vết thương mau lành, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn và tạo máu. Thực phẩm giàu chất sắt và kẽm như: thịt bò, củ dền, ngũ cốc, hạt vừng, rau xanh, v.v…

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng trầy xước ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn:  Tham khảo 

Exit mobile version