Site icon Medplus.vn

Phương pháp chăm sóc trẻ bị viêm gan B an toàn và hiệu quả

Phương pháp chăm sóc trẻ bị viêm gan B an toàn và hiệu quả

Phương pháp chăm sóc trẻ bị viêm gan B an toàn và hiệu quả

Trẻ bị viêm gan B có sao không? Nguyên nhân trẻ bị viêm gan B

1. Trẻ bị viêm gan B có sao không?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B gây ra. Trẻ nhỏ bị viêm gan B thường không đủ sức đề kháng để tiêu diệt virus. Từ đó, bệnh sẽ dễ dàng phát triển và chuyển sang giai đoạn mãn tính nguy hiểm, chưa có biện pháp chữa khỏi. Trẻ sơ sinh mắc viêm gan B có nguy cơ cao biến chứng thành xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành.

2. Nguyên nhân trẻ bị viêm gan B

Bệnh viêm gan B lây nhiễm qua 3 con đường: Đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Khoảng 90% trẻ em bị nhiễm bệnh trong thời kỳ sơ sinh. Nguyên nhân là virus trong người mẹ truyền vào cơ thể trẻ. Nếu người mẹ bị bệnh viêm gan B ở 3 tháng đầu thai kỳ thì tỷ lệ mẹ truyền mầm bệnh cho con chỉ 1%. Tuy nhiên, nếu mẹ bị bệnh viêm gan B vào 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ truyền mầm bệnh cho con là 10%. Đặc biệt, vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ thì tỷ lệ này lên tới 60-70%.

Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm gan B

Bên cạnh những phương pháp hỗ trợ y tế, việc chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp sức khỏe trẻ nhanh chóng hồi phục hơn:

1. Chống độc, giải độc và bảo vệ gan cho trẻ

Ngoài việc tiêm vaccine ngừa viêm gan B, những người trong gia đình đều cần phải có biện pháp hỗ trợ ngăn ngừa và bảo vệ gan đúng cách. Nghiên cứu tại Nhật và Đức cho thấy, sử dụng Wasabia và S. Marianum có tác dụng giúp tăng cường khả năng khử độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hại. Điều này giúp hạn chế được quá trình viêm và tổn thương gan, hỗ trợ ngăn chặn hình thành các mô sợi gây xơ gan.

2. Không nên quá lo lắng

Khác với viêm gan siêu vi A lây qua đường tiêu hóa, viêm gan B gần như không lây qua mồ hôi và nước bọt, va chạm trong đời sống hàng ngày. Vì thế, gia đình không nên quá cô lập trẻ bằng yêu cầu dùng chén bát riêng biệt sẽ khiến trẻ bị sa sút tinh thần, ảnh hưởng đến việc điều trị.

Tuy nhiên cũng không nên quá chủ quan. Gia đình cần lưu ý không dùng chung các dụng cụ cá nhân như bàn chải đánh răng, lược chải đầu,v.v… Và trong nhà nên có sẵn găng tay y tế đảm bảo an toàn cho việc chăm sóc vết thương hở của trẻ bị bệnh.

3. Tạo không khí vui vẻ

Viêm gan B nếu được điều trị kịp thời và hợp lý thì khả năng phục hồi của trẻ tương đối cao. Chính vì thế, hãy giữ cho trẻ trạng thái vui vẻ, thoải mái, lạc quan để giúp quá trình điều trị thuận lợi hơn.

Trong sinh hoạt hằng ngày, hãy cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, tránh hoạt động nặng, tốn nhiều sức. Cho trẻ tập các bài tập vận động nhẹ nhàng sẽ giúp tinh thần thoải mái và tăng sức đề kháng.

4. Nhắc nhở trẻ uống thuốc đúng liều, đúng giờ

Việc không tuân thủ hỗ trợ cải thiện như uống thuốc không đúng liều, đúng giờ hoặc tự ý ngưng thuốc sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị. Vì thế, động viên và nhắc nhở trẻ kiên trì tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời thường xuyên theo dõi sự tiến triển của bệnh để tránh những biến chứng khác.

5. Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc

Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc hoặc các phương pháp truyền miệng vì sẽ làm tăng nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm khác. Hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và đưa trẻ đi thăm khám định kỳ.

Trẻ bị viêm gan B khi nào cần đi gặp bác sĩ

Khi bị nhiễm virus viêm gan B có thể không có biểu hiện gì và khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiễm trùng nặng, sức khỏe giảm sút…, virus sẽ gây các đợt viêm gan cấp. Ngoài ra, thời kỳ trước khi có vàng da, thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, có thể tiêu chảy, táo bón, đầy bụng từ 5-7 ngày. Gan có thể to, ấn đau, tức vùng hạ sườn phải, nước tiểu sẫm màu. Khi đó, cha mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị.

Phòng tránh viêm gan B cho trẻ

Trẻ bị viêm gan B nên ăn gì?

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng viêm gan B ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn:  Tham khảo 

Exit mobile version