Bỏng lạnh là gì?
Nhiều người thường lầm tưởng rằng chỉ có nhiệt độ nóng mới làm cho chúng ta bị bỏng. Các trường hợp như khí nitơ lỏng, băng đá lạnh hoặc các vật dụng có nhiệt độ âm cũng có thể làm cho cơ thể bị bỏng khi tiếp xúc. Là tình trạng mô sống ở người bị đông cứng và bị tổn thương do tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp. Bỏng lạnh thường gặp ở bàn tay, bàn chân, mũi, và tai.
Bỏng lạnh xảy ra khi nhiệt độ của mô xuống dưới 0°C. Về phương diện lâm sàng, để thực hành tốt nhất nên chia bỏng lạnh như là bỏng bề mặt (chỉ ảnh hưởng đến lớp da) hoặc bỏng sâu (liên quan đến mô sâu, cơ và xương).
Nguyên nhân gây ra bỏng lạnh
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bỏng lạnh là do tiếp xúc với điều kiện thời tiết lạnh, do tiếp xúc trực tiếp với nước đá, kim loại lạnh hoặc các chất lỏng rất lạnh. Một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến bỏng lạnh là:
- Mặc quần áo không phù hợp, không thể bảo vệ bạn chống lại thời tiết lạnh, gió hoặc ẩm ướt.
- Ở trong cái lạnh và gió mạnh quá lâu.
- Nguy cơ bị bỏng lạnh sẽ tăng cao khi nhiệt độ không khí giảm xuống dưới âm 150 độ C, thậm chí với gió không mạnh.
- Tiếp xúc với các vật liệu như nước đá, vật ướp lạnh hoặc kim loại đông lạnh.
Một số triệu chứng và dấu hiệu thường gặp
Bỏng lạnh xảy ra phổ biến nhất trên các ngón tay, ngón chân, mũi, tai, má và cằm. Người bị bỏng vùng tổn thương sẽ có triệu chứng ngứa và đau, vùng da bị tổn thương có thể chuyển màu đỏ hoặc vàng và mất cảm giác tạm thời. Đây là cấp độ nhẹ nhất nên gần như không có nguy hiểm. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn này, người bệnh chỉ bị sưng nhẹ và tróc da.
Ở cấp độ hai, vùng do tổn thương sẽ bị đông cứng lại, chỉ bị tổn thương các lớp da ngoài chưa ảnh hưởng đến các mô sâu vì vậy vẫn còn mềm. Lúc này, da bắt đầu tái đi và chuyển sang màu trắng hoặc màu nhạt. Bề mặt làn da của bạn có thể xuất hiện đốm, màu xanh hoặc màu tím. Và người bệnh có thể thấy đau nhói, rát và sưng. Khi vùng da bị bỏng lạnh được làm ấm lại, có thể sẽ xuất hiện các vết phồng rộp và các mô chết có màu đen, xanh hoặc xám đậm (bị thối). Mức tổn thương này có thể khỏi sau 1 tháng hoặc mất cảm giác nóng lạnh vùng tổn thương.
Ở cấp độ cuối cùng, bỏng lạnh làm ảnh hưởng đến tất cả các lớp da, bao gồm cả các mô nằm bên dưới. Người bệnh sẽ có cảm giác tê, mất tất cả cảm giác lạnh, đau hoặc khó chịu ở vùng bị ảnh hưởng. Khớp hoặc cơ thể không còn hoạt động. Tổn thương ở các cấp độ này là tổn thương toàn bộ, các mô sâu, cơ, máu, gân, các tế bảo thần kinh đều bị đông cứng hoặc chết.
Nguy cơ mắc phải
Bất kỳ ai cũng có thể bị bỏng lạnh. Tuy nhiên, trẻ em và người già có nguy cơ bị bỏng lạnh cao hơn so với người lớn trưởng thành. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Vì thể khi cảm thấy cơ thể mình có các triệu chứng trên. Cần phải tới các bệnh viện hoặc phòng khám để được các bác sĩ tư vấn, chuẩn đoán và điều trị một cách hiệu quả nhất.
Chuẩn đoán và điều trị bỏng lạnh hiệu quả
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bỏng lạnh?
Bác sĩ sẽ có thể chuẩn đoán bệnh thông qua cái triệu chứng và tiền sử tiếp xúc của bạn với nhiệt độ thấp. Và bên cạnh đó cũng thực hiện các bước khám lâm sàng.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm như chụp X-quang, chụp xương hoặc kiểm tra hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI), để xác định mức độ nghiêm trọng của sự tê cóng và để kiểm tra xem xương hay bắp thịt có bị tổn thương không.
Cách điều trị bỏng lạnh hiệu quả
- Phương pháp điều trị tốt nhất là phòng bệnh. Luôn mặc quần áo phù hợp để giữ ấm cơ thể khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ thấp.
- Uống thật nhiều dung dịch không chứa cồn và caffeine.
- Hạn chế tiếp xúc với cái lạnh nếu có thể. Nếu bỏng lạnh xảy ra, tìm nơi trú và hơi ấm ngay lập tức.
- Ngâm vùng da bị ảnh hưởng trong nước ấm 40 độ C là tốt nhất. Không dùng nước nóng vì nước nóng có thể làm cho vết thương trầm trọng hơn.
- Nếu có thể, làm ấm lại toàn bộ cơ thể, uống nhiều nước và giơ cao vùng da bị bỏng lạnh sau khi làm ấm lại.
- Nếu xảy ra phồng rộp, bạn không được làm bể vết rộp. Thay vào đó, hãy dùng băng gạc khô, sạch để băng vùng da bị phồng rộp và gọi cấp cứu.
Một số cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏng lạnh là do nhiệt độ xuống thấp có thể đột ngột hoặc kéo dài, cơ thể hoặc một vùng cơ thể không chịu được nhiệt độ này nên dẫn đến tình trạng bỏng lạnh. Do vậy việc đầu tiên trong sơ cứu cho bệnh nhân chính là đưa người bệnh đến những nơi ấm áp càng nhanh càng tốt để tránh tiếp tục hạ thân nhiệt.
- Nếu vùng lạnh là các chi ngay lập tức cách ly ra khỏi môi trường lạnh, ủ ấm bằng mọi cách cho người bệnh ấm lên.
- Nếu quần áo của bệnh nhân bị ướt, ngay lập tức hãy cởi bỏ chúng ra vì nếu để bệnh nhân sẽ tiếp tục bị nhiễm lạnh, nhiệt độ cơ thể chắc chắn không thể tăng lên, sau đó tìm mọi cách cho thân thể bệnh nhân ấm lên như ủ ấm bằng chăn, tăng nhiệt độ môi trường…
- Người bị bỏng lạnh cần được đến nơi ấm áp, điều này rất quan trọng nhằm loại bỏ nguy cơ hạ thân nhiệt, từ đó kích thích cơ thể tự điều chỉnh, ủ ấm hoặc làm ấm bệnh.
Sau đó, hãy ngâm các vùng tổn thương trong nước ấm 40- 42 độ C để làm ấm vùng tổn thương từ 10 đến 20 phút tuỳ theo mức độ bỏng.
Sau khi ngâm nước ấm, hãy để bệnh nhân nằm bất động hoặc băng kín bằng bông gạc vô trùng nhằm ngăn chặn tổn thương thêm do các tinh thể nước đá di chuyển gây tổn hại mô.
Cuối cùng hãy chuyển bệnh nhân đến bệnh viên gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Để phòng ngừa cũng như chữa trị bỏng lạnh. Bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Uống thật nhiều nước không chứa cồn;
- Nâng cao vùng da bị bỏng lạnh sau khi làm ấm lại;
- Làm ấm toàn bộ cơ thể nếu được;
- Cởi bỏ toàn bộ quần áo ẩm càng sớm càng tốt;
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Một số bài viết có thể bạn quan tâm:
- 3 Biện pháp sơ cứu tại chỗ bạn cần biết khi bị bệnh Bỏng (Phỏng)
- Các phương pháp điều trị bệnh BỎNG đúng cách bạn không nên bỏ qua
- Nguyên tắc chữa bong gân cổ chân chắc chắn không thể bỏ qua 3 bước này!
Nguồn: hellobacsi, dieutri