Điều trị đục thủy tinh thể cần được tiến hành càng sớm càng tốt nhằm ngừa biến chứng, giảm nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân phẫu thuật hoặc lựa chọn các phương pháp điều trị khác tùy vào tình trạng bệnh.
Vậy, điều trị đục thủy tinh thể bằng phương pháp nào là hiệu quả nhất? Cùng MedPlus khám phá và tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Các phương pháp điều trị đục thủy tinh thể phổ biến
Phẫu thuật đục thủy tinh thể
Trong các trường hợp nghiêm trọng, đục thủy tinh thể ảnh hưởng đến thị lực và cản trở các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Bác sĩ có thể yêu cầu điều trị đục thủy tinh thể bằng cách tiến hành phẫu thuật. Hãy cân nhắc phẫu thuật khi bệnh đục thủy tinh thể khiến bạn không thể làm những việc bạn muốn hoặc cần làm.
Có nhiều loại phẫu thuật đục thủy tinh thể hiện nay, nhưng tất cả chúng đều có cùng một điểm chung là bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ phần thủy tinh thể bị đục ra ngoài và thay thế nó bằng một thủy tinh thể nhân tạo mới trong suốt. Đây là loại phẫu thuật an toàn, ít biến chứng và thực sự hữu ích trong việc điều trị đục thủy tinh thể.
Sau đây là 2 loại phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể thường được áp dụng:
Phẫu thuật Phaco
Ưu điểm của loại phẫu thuật này là vết mổ nhỏ, ít chảy máu. Thời gian hồi phục nhanh và ít để lại biến chứng. Bác sĩ sẽ rạch một vết cắt nhỏ trên giác mạc. Sau đó, đặt một thiết bị nhỏ vào mắt để phát ra sóng siêu âm làm vỡ thủy tinh thể bị đục. Cuối cùng, họ lấy các mảnh thủy tinh thể đục bị vỡ ra và đặt vào thủy tinh thể nhân tạo mới.
Phẫu thuật ngoài bao
Bác sĩ chỉ định điều trị đục thủy tinh thể bằng phương pháp này đối với những trường hợp đục thủy tinh thể quá dày, gây ra nhiều vấn đề về thị lực. Họ sẽ tạo một vết rạch lớn trên mắt và lấy nguyên mảnh thủy tinh thể bị mờ ra ngoài và thay thế bằng một thấu kính nhân tạo mới trong suốt. Bệnh nhân sẽ cần nhiều thời gian để phục hồi hơn khi áp dụng phương pháp phẫu thuật này.
Sử dụng kính điều chỉnh thị lực và thuốc nhỏ mắt trị đục thủy tinh thể
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu và các triệu chứng chưa quá nghiêm trọng, bạn không cần phải phẫu thuật. Bạn có thể chỉ cần một toa thuốc nhỏ mắt trị đục thủy tinh thể và chiếc kính mới để có thể nhìn rõ hơn.
Chữa đục thủy tinh thể bằng thuốc nhỏ mắt trị đục thủy tinh thể là phương pháp được bác sĩ chỉ định trong trường hợp thị lực vẫn còn tốt, và đục thủy tinh thể chưa làm ảnh hưởng đến những hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc nhỏ mắt điều trị đục thủy tinh thể khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Thuốc nhỏ mắt trị đục thủy tinh thể phải được sử dụng theo toa của bác sĩ, đúng liều lượng và thời gian thì mới đảm bảo hiệu quả.
Ngoài ra, đeo kính mắt hoặc kính áp tròng điều chỉnh thị lực phù hợp có thể giúp tầm nhìn của bệnh nhân tốt hơn khi bị đục thủy tinh thể ở giai đoạn sớm.
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
Phẫu thuật là cách duy nhất để điều trị đục thủy tinh thể khi bệnh tiến triển nặng. Nhưng trong một số trường hợp bệnh nhẹ thì bạn có thể không cần phải phẫu thuật ngay lập tức. Bên cạnh dùng thuốc, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống nhằm ngăn ngừa đục thủy tinh thể tiến triển nặng hơn.
Lối sống
Nếu phát hiện bệnh đục thủy tinh thể từ sớm, bạn có thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong lối sống hàng ngày để kiểm soát bệnh, ngừa biến chứng. Cụ thể như sau:
- Tăng cường ánh sáng: Sử dụng đèn sáng hơn ở nhà hoặc nơi làm việc và hạn chế lái xe vào ban đêm khi đục thủy tinh thể khiến mắt bị chói, có quầng sáng và tầm nhìn bị hạn chế.
- Bảo vệ đôi mắt khi ra ngoài: Thường xuyên đội mũ và đeo kính râm khi ra ngoài nhằm ngăn ngừa tia UV trong ánh nắng mặt trời, giảm thiểu những tác hại lên đôi mắt. Nếu bạn gặp vấn đề với ánh sáng chói, hãy ưu tiên loại kính có lớp phủ chống chói. Nó sẽ đặc biệt hữu ích khi bạn phải thường xuyên lái xe vào ban đêm. Nói chuyện với bác sĩ nhãn khoa để tìm hiểu và lựa chọn được loại kính phù hợp.
- Sử dụng kính lúp bổ trợ: Sử dụng kính lúp để đọc và khi tham gia các hoạt động khác cần sự tỉ mỉ, chi tiết. Nếu bạn gặp khó khăn về tầm nhìn, hãy thử dùng đèn sáng hơn hoặc kính lúp.
- Thăm khám mắt thường xuyên: Khám mắt định kỳ 2 lần/năm và nếu bạn trên 65 tuổi thì cần phải thăm khám mắt hàng tháng.
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ chính khiến bệnh đục thủy tinh thể tiến triển nặng hơn.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống liên quan mật thiết đến sức khỏe đôi mắt. Ăn uống lành mạnh bằng cách bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt cũng là cách hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống:
- Tăng cường trái cây và rau xanh giàu chất chống oxy hóa và vitamin A, C, E, nhằm giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại, ngăn ngừa tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể.
- Bổ sung các dưỡng chất có lợi cho mắt như lutein, zeaxanthin, vitamin C, vitamin E và kẽm để giảm nguy cơ mắc một số bệnh về mắt, bao gồm cả bệnh đục thủy tinh thể.
- Lutein là một chất carotenoid có rất nhiều trong: xoài, ngô, bí, cải xoăn, khoai lang. Nó có khả năng bảo vệ đôi mắt, chống lại bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và các bệnh về mắt khác liên quan đến tuổi tác.
- Zeaxanthin có nhiều trong ớt chuông, cam, ngô, dưa, lòng đỏ trứng. Chất này tham gia vào cấu tạo điểm vàng của mắt và có khả năng hấp thụ ánh sáng xanh của tia UV, làm giảm tác hại lên đôi mắt.
- Giảm thiểu các thực phẩm chứa nhiều đường, bánh ngọt, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào chứa nhiều dầu mỡ bởi chúng có thể gây béo phì, dẫn đến bệnh tiểu đường và khiến đục thủy tinh thể trở nên trầm trọng hơn.
Nếu đục thủy tinh thể không làm ảnh hưởng đến thị lực, có thể không cần phải loại bỏ. Nhưng nếu nó ảnh hưởng đến thị lực và gây khó khăn trong các hoạt động thường ngày thì cần được điều trị đục thủy tinh thể bằng phẫu thuật càng sớm càng tốt. Nếu không, thị lực sẽ suy yếu về lâu dài, thậm chí là mất thị lực vĩnh viễn.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Cataracts
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: