Site icon Medplus.vn

Rau Má – Công dụng dược liệu và những bài thuốc chữa bệnh từ rau má

Rau Má

Rau Má

Rau Má là loại rau thông dụng quen thuộc trong các bữa ăn. Cây còn là một vị thuốc chữa được nhiều chững bệnh như: viêm họng, thuỷ đậu, sởi,… Cùng tìm hiểu với Medplus để biết thêm nhiều công dụng của dược liệu này nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Tích tuyết thảo, phanok (Vientian), Irachiek kranh (Campuchia)

Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urb.

Họ: Apiaceae (Hoa tán)

Đặc điểm cây

Cây là một loại cỏ mọc bò, có rễ ở các mấu, thân gầy, nhẵn.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang tại khắp nơi ở Việt Nam và các nước vùng nhiệt đới như Lào, Cămpuchia, Inđônêxya, Ấn Độ v.v…

Toàn cây khi tươi có vị đắng, hăng hơi khó chịu; khi khô thì chỉ còn mùi cỏ khô. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay sao vàng.

Thành phần hoá học, tính vị

Thành phần hoá học

Tính vị, công năng

Công dụng và những bài thuốc về Rau Má

Công dụng

Rau má hiện nay còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, đồng thời còn là loại rau người ăn được.

Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả về mùa hè, bệnh lỵ, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu, tiện huyết, khái huyết, thổ huyết, viêm họng, dị ứng mẩn ngứa, nhọt độc, tổn thương do sang chấn, bỏng…

Ngoài ra nước ép rau còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu mát gan, dùng thích hợp trong mùa hè.

Những bài thuốc về Rau Má

1. Chữa đau bụng, đi lỏng, đi lỵ

Rau (cả dãy, cả lá) rửa sạch, thêm ít muối, nhai sống. Ngày ăn chừng 30-40g (kinh nghiệm nhân dân nhiều nơi). Có thể luộc rau má mà ăn như ăn rau.

2. Chữa phụ nữ kinh nguyệt đau bụng, đau lưng

Rau hái lúc ra hoa, phơi khô, tán nhỏ. Ngày uống một lần, vào lúc buổi sáng, mỗi lần hai thìa cà phê gạt ngang.

3. Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa

Hằng ngày ăn rau má trộn dầu dấm. Hoặc rau hái về, giã nát, vắt lấy nước, thêm đường vào mà uống hằng ngày.

4. Vàng da do thấp nhiệt

Rau má 30-40g, đường phèn 30g, sắc uống.

5. Tiểu tiện ra máu

Rau má và ích mẫu thảo mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống.

6. Táo bón

Rau 30g giã nát đắp vào rốn.

7. Nhọt độc

Rau tươi rửa sạch, giã nát đắp lên tổn thương hoặc rau má tươi 30-60g, sắc uống.

8. Lở loét vùng lưng (Đông y gọi là chứng Triền yêu hỏa đan)

Rau tươi rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt hòa với bột gạo nếp thành dạng hồ rồi bôi lên tổn thương.

9. Chấn thương phần mềm gây sưng nề

Rau má tươi 20-30g giã nát, vắt lấy nước hòa với một chút rượu uống.

10. Viêm họng và viêm amidan

Rau tươi 60g rửa sạch, giã nát, ép lấy nước hòa với một chút nước ấm, uống từ từ.

11. Chữa xuất huyết

Lấy 30 – 100g rau má tươi sắc uống hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống.

12. Chữa giải ngộ độc thuốc hoặc thực phẩm

Giã nát rau tươi, vắt lấy nước uống, có thể pha thêm một chút đường phèn.

13. Cảm nắng, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn

Lấy 1 nắm rau tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm vài hạt muối và uống. Lấy bã đắp lên trán và thái dương.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn: Tracuuduoclieu

Các nguồn tổng hợp uy tín.
Exit mobile version