Reiki cũng là một trong những phương pháp có thể hữu ích trong việc khôi phục giấc ngủ bình thường. Theo thống kê trên thế giới năm 2022, ước tính có khoảng 15 – 33% người trưởng thành bị mất ngủ. Trong đó, người lớn tuổi (người cao tuổi) chiếm tỉ lệ nhiều hơn với 75%. Ngoài ra, chứng mất ngủ có mối liên kết sâu sắc với bệnh lý trầm cảm, ước tính khoảng 90% bệnh nhân trầm cảm mất ngủ. Mất ngủ có nhiều biểu hiện, từ cảm giác khó chịu nhẹ tới suy nhược cơ thể. Bệnh nhân mất ngủ thường tìm đến nhiều phương pháp trị liệu như thuốc, tiếp nhận điều trị bệnh tâm lý và kể cả Reiki. Hãy cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Hiểu về chứng mất ngủ (Insomnia)
Mất ngủ là tình trạng một người cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, hoặc họ có một giấc ngủ không sâu, mất nhiều thời gian để chìm vào giấc ngủ, thường xuyên dậy sớm dù ngủ chưa đủ giấc,… Theo Trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận tại Hoa Kỳ Mayo Clinic cho rằng, người lớn trung bình cần ngủ ít nhất từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm để hoạt động bình thường. Nếu không có giấc ngủ đủ, mọi người thường có biểu hiện như: mệt mỏi, uể oải, cáu kỉnh, nặng hơn là dẫn đến bệnh lý trầm cảm.
Những người mất ngủ còn khó tập trung trong công việc hằng ngày của họ có thể có nguy cơ bị tai nạn, thương tật nặng hơn do mất ngủ. Nếu bạn dành hơn 30 phút để chìm vào giấc ngủ với tần suất cao hoặc bạn nhận thấy bạn không thể ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm, có thể bạn đã bị mất ngủ.
Có thể chia tình trạng mất ngủ thành 2 dạng chính:
- Mất ngủ cấp tính: mất ngủ không thường xuyên, thường kéo dài 1 tháng
- Mất ngủ mãn tính: mất ngủ mang tính chất thường xuyên, lặp lại nhiều lần, kéo dài từ 1 tháng trở lên.
2. Nguyên nhân gây mất ngủ
Mất ngủ có thể do một số nguyên nhân khác nhau. Theo Trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận tại Hoa Kỳ Mayo Clinic báo cáo rằng nguyên nhân phổ biến của giấc ngủ có thể bao gồm:
Ăn quá no trước khi ngủ
Ăn quá nhiều trước khi thức ăn tiêu hoá hết có thể gây ra trào ngược axit dạ dày, gây cảm giác khó chịu, tình trạng này có thể khiến bạn thức rất lâu để đi vào giấc ngủ.
Uống rượu, cà phê hoặc nicotine
Rượu được xem như một loại chất có thể làm dịu, làm giảm mức độ kích thích trong các khu vực khác nhau của não bộ, tuy nhiên nó làm bạn khó có được một giấc ngủ ngon.
Cà phê và Nicotine là những chất kích thích sự hoạt động của não bộ, gây cảm giác hưng phấn và khiến bạn khó ngủ ngay khi sử dụng chúng.
Một số loại thuốc
Một số loại thuốc kháng viêm các vùng trên cơ thể: giảm sưng, đỏ da, dị ứng, vấn đề da, hen suyễn, viêm khớp có chứa chất corticosteroid (corticoid) có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ ở bệnh nhân.
Thói quen ngủ không tốt
Theo Wakefield Research, ghi nhận 37% người trẻ Việt bị mất ngủ, 73% bị căng thẳng do rối loạn giấc ngủ nhưng tới 79% người tham gia không có thời gian nghỉ ngơi mỗi ngày, tần suất nghỉ ngơi không khoa học.
Nếu bạn có một lịch đi ngủ không cố định, môi trường ngủ không thoải mái (chật hẹp, ẩm ướt, ồn ào,…) sẽ khiến bạn có chất lượng giấc ngủ kém.
Thay đổi môi trường, lối sống
Lịch sinh hoạt gần đây bị đảo lộn, cách sắp xếp thời gian biểu bị thay đổi, bạn có thể tạm thời bị mất ngủ để dần thích nghi với những thay đổi bất ngờ đó.
Một số tình trạng bệnh lý
Nếu cơ thể bạn phải chịu những cơn đau mãn tính (cơn đau kéo dài): có thể là viêm khớp thoái hoá ở thắt lưng, bị đau ở các vùng dây thần kinh sẽ khiến bạn khó ngủ, giấc ngủ không sâu.
Ngoài ra mất ngủ còn có thể là dấu hiệu các bệnh như: bệnh tim, tuyến giáp, dạ dày thực quản, thay đổi nội tiết tố, bệnh lý khi ngủ (ngưng thở, mộng du,…)
Trầm cảm, rối loạn lo âu, bệnh lý thần kinh
Bệnh trầm cảm có thể bị rối loạn giấc ngủ, vì bệnh trầm cảm là một căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh, gây ra ảnh hưởng đến vùng não bộ bao gồm cả chu kỳ giấc ngủ.
Rối loạn lo âu, lo lắng, hoảng sợ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, nguyên nhân chính là áp lực kéo dài hoặc lạm dụng chất gây nghiện trong thời gian gần, có thể gây ra hậu quả không tốt cho trung tâm thần kinh gây mất ngủ. Bất cứ các bệnh liên quan đến thần kinh, não bộ, tâm lý đều có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Căng thẳng
Cũng giống như lo âu, căng thẳng có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ. Có thể nguyên nhân gây ra căng thẳng là vì công việc, các mối quan hệ xung quanh, các mối quan tâm về sức khỏe, bạn có thể thấy khó đi vào giấc ngủ nếu mức độ căng thẳng cao, nếu kéo dài sẽ phát triển thành chứng mất ngủ.
3. Reiki có thể giúp ích trong việc điều trị như thế nào?
Nguyên nhân gây ra mất ngủ của bạn là gì thì Reiki cũng có thể là hỗ trợ tuyệt vời cho bạn. Trong một số trường hợp, Reiki Insomnia (Reiki điều trị mất ngủ) có thể giúp bạn thư giãn và thiết lập quy trình ngủ khoa học tốt hơn cho bạn, hoặc điều trị chứng mất ngủ mức độ cơ bản.
Nếu chứng mất ngủ của bạn là hậu quả của căng thẳng kéo dài, rối loạn lo âu, trầm cảm, các buổi trị liệu Reiki có thể làm giảm bớt tình trạng đó. Một số cách mà Reiki có thể giúp giải quyết các vấn đề đó như sau:
Reiki giúp thư giãn
Reiki thường giúp khách hàng thư giãn, cho phép khách hàng đặt các vấn đề như căng thẳng, lo âu, trầm cảm tạm thời thoát ra khỏi tâm trí, tạo ra sự cân bằng về tâm trí, tinh thần, tâm hồn và cơ thể. Khi các cảm giác tiêu cực đấy được thoát ra khỏi cơ thể thông qua trị liệu Reiki sẽ giúp giảm chứng mất ngủ.
Reiki tạo quyền kiểm soát cho khách hàng
Những người gặp bệnh lý về thần kinh, tâm lý thường cảm thấy cuộc sống ngoài tầm kiểm soát của họ. Khách hàng tham gia các buổi trị liệu bằng Reiki có thể kiểm soát và cảm nhận được các thay đổi, biến chuyển của họ trong lúc trị liệu. Điều này có thể cải thiện các triệu chứng và giúp họ ngủ sâu giấc hơn.
Reiki tạo ra kết nối giữa các cá nhân
Bệnh nhân trong cuộc sống thường ngày mà mắc các bệnh về tâm lý dễ cảm thấy lạc lõng, chìm vào đám đông, bị “ra rìa”, có cảm giác không thuộc về ở môi trường nào đó. Tuy nhiên trong buổi trị liệu Reiki sẽ giảm bớt cảm giác đó khi có sự kết nối của chuyên gia Reiki chuyên nghiệp và học viên, giúp các cá nhân được thấu hiểu. Tâm lý ổn định hơn sẽ tác động tích cực đến giấc ngủ của bệnh nhân.
4. Reiki hoạt động như thế nào đối với chứng mất ngủ?
Reiki là một phương pháp cổ xưa nhằm khai thác năng lượng sống để mạng lại sự hài hoà, yên bình và chữa lành. Vì Reiki sẽ xử lý năng lượng vô hình bị tắc nghẽn trong cơ thể, nó giải quyết căng thẳng, giải phóng sự mất cân bằng dưới hình trạng vật lý của chúng ta.
Mỗi sinh vật tồn tại đều được điều khiển bằng các trường năng lượng, thế nên khi một ngày của bạn trôi qua với các tương tác xung quanh như: sự tiêu cực, các cuộc gặp gỡ, các tiếp xúc vật lý,… Reiki có thể giúp bạn ghi nhận những khoảnh khắc đó, giải phóng năng lượng không tốt mà những hoạt động đó vô tình để lại trong bạn. Điều này không hao tốn sức lực của bạn xíu nào, Reiki còn giúp bạn thư giãn cơ thể, trí óc, thiết lập lại năng lượng, giúp mọi thứ được sáng tỏ để bạn có thể ngủ ngon.
Có thể thử Reiki Insomnia (Điều trị chứng mất ngủ bằng Reiki) tại nhà
Khi nằm xuống, bạn đặt tay lên tim hoặc sau đầu, hít thở sâu và bình ổn tâm trí. Hãy tưởng tượng bàn tay bạn chữa nguồn năng lượng chữa lành và khi bạn cho phép trái tim và tâm trí mình đón nhận nó, hãy đón nhận hơi thở đó. Hình dung nguồn năng lượng chữa lành đang cuốn đi những suy nghĩ tiêu cực, những tắc nghẽn trong cơ thể để bạn dần thả lỏng cơ thể.
Reiki hoạt động dựa trên những gì cơ thể bạn cần nhất vào thời điểm đó, nên cách Reiki hoạt động và cấp độ bạn trải qua như: vật lý, cảm xúc, tâm hồn sẽ hoàn toàn dựa vào nguồn gốc năng lượng của bạn. Khi bạn đã chấp nhận nguồn năng lượng đó, bạn đã giải phóng và cân bằng lại nguồn năng lượng của cơ thể. Reiki giúp người tiếp nhận gạt bỏ tạm thời những vấn đề cá nhân đang gặp phải, biết cách giải phóng những năng lượng đó để thay đổi tư duy, góc nhìn, điều chỉnh suy nghĩ, cơ thể, hành vi để có thể cải thiện giấc ngủ của mình.
Ngay cả khi chứng mất ngủ của bạn không liên quan trực tiếp đến bệnh lý trầm cảm, lo âu hay căng thẳng thì các thời điểm bạn tiếp nhận Reiki cũng giúp ích rất nhiều cho bạn (kể cả trị liệu nhờ chuyên gia hay bạn tự trị liệu). Dù cho mất ngủ thường xảy ra do nhiều nguyên nhân kết hợp, Reiki cũng góp phần giúp bạn giảm căng thẳng, phục hồi cảm giác cân bằng, và vẫn có thể dẫn đến kết quả tuyệt vời hơn cho giấc ngủ của bạn.
Kết luận
Tuy kết quả của Reiki đem đến cho chúng ta rất tích cực để cải thiện giấc ngủ, thì sẽ hữu ích hơn nếu chúng ta có một lối sinh hoạt khoa học. Một số mẹo được cung cấp bởi National Sleep Foundation như sau:
- Duy trì lịch trình ngủ dậy và thức dậy, kể cả cuối tuần.
- Thư giãn cơ thể như tắm nước nóng ấm, đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng
- Ngủ trên nệm và gối thoải mái, nhiệt độ phòng thích hợp với cơ thể.
- Ăn trước khi ngủ 2 – 3 tiếng
- Tập thể dục trước vài tiếng khi ngủ
- Không uống cà phê và tiếp nhận nicotine, nước tăng lực trước giờ ngủ
- Hạn chế rượu, bia trước khi ngủ.
Nguồn tham khảo: