Site icon Medplus.vn

Rối loạn thách thức chống đối – Liệu con bạn có đang là nạn nhân của hội chứng này?

ODD

ODD

Rối loạn thách thức chống đối là gì?

Rối loạn thách thức chống đối hay còn gọi là rối loạn bướng bỉnh chống đối (ODD).

Rối loạn thách thức chống đối (ODD) là một rối loạn tâm thần thường khởi phát từ thời thơ ấu và có thể kéo dài suốt quá trình trưởng thành. Rối loạn thách thức chống đối (ODD) là một tình trạng phổ biến, phức tạp, tương đối dai dẳng và có khả năng khuyết tật. Đặc trưng bởi hành vi tiêu cực, thù địch và bướng bỉnh dai dẳng. Nhưng không xâm phạm nghiêm trọng tới những tiêu chuẩn xã hội hoặc quyền của người khác.

Rối loạn thách thức chống đối bao gồm rối loạn hành vi và rối loạn tăng động giảm chú ý. Nếu không chữa trị, bệnh có thể dẫn đến rối loạn hành vi nghiêm trọng như hung hăng, bạo lực và có thể là vi phạm pháp luật.

Nguyên nhân gây ra rối loạn thách thức chống đối

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn thách thức chống đối. Họ cho rằng việc di truyền và yếu tố môi trường đóng vai trò chủ yếu trong việc gây ra bệnh ODD. 

Nguyên nhân của rối loạn thách thức chống đối là không rõ. Nhưng có lẽ là phổ biến nhất là trẻ em từ các gia đình, trong đó người lớn tham gia vào xung đột lớn, mâu thuẫn giữa các cá nhân. 

ODD thường gặp trong gia đình có tiền sử ADHD, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, rối loạn nhân cách chống đối xã hội hay rối loạn liên quan đến sử dụng chất. Thiếu sự giám sát của cha mẹ, thiếu hiện diện của cha mẹ. Cha mẹ có sự thiếu nhất quán trong dạy dỗ, kỷ luật. Giới hạn và lạm dụng đứa trẻ công khai, đã có tiền sử hành vi gây rối.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rối loạn thách thức chống đối

Ước tính tỷ lệ hiện mắc của rối loạn thách thức chống đối (ODD) rất khác nhau do tiêu chuẩn chẩn đoán rất chủ quan. Các triệu chứng thường xảy ra ở nhiều môi trường khác nhau, nhưng được chú ý hơn là ở nhà và trường học. Khoảng 5-15% trẻ em ở độ tuổi đi học được chẩn đoán là có rối loạn thách thức chống đối. Trước tuổi dậy thì, trẻ nam bị ảnh hưởng nhiều hơn trẻ nữ. Sau tuổi dậy thì, sự khác biệt thu hẹp.

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn thách thức chống đối, chẳng hạn như:

Dấu hiệu của bệnh rối loạn thách thức chống đối

Các triệu chứng của ODD có thể khó khăn để phân biệt từ những vấn đề sức khỏe khác về hành vi hay tâm thần. Có thể khó khăn ở lần để nhận ra sự khác biệt giữa một đứa trẻ ngang bướng thông thường và một rối loạn thách thức chống đối. Một vài biểu hiện rối loạn thách thức chống đối ở trẻ như: 

Biểu hiện của rối loạn này hầu như ở nhà. Có thể không có ở trường hoặc với bạn bè hoặc người lớn. Rối loạn này xuất hiện gây ra căng thẳng cho những trẻ xung quanh hơn cho bản thân trẻ.

Trong một số trường hợp, đặc điểm của rối loạn này bắt đầu từ khi xáo trộn được biểu hiện ở bên ngoài gia đình. Trong các trường hợp khác, hành vi này bắt đầu trong gia đình, nhưng sau đó được biểu hiện bên ngoài. Thông thường, các triệu chứng của rối loạn này biểu hiện rõ ràng nhất trong tương tác với người lớn hoặc bạn bè mà trẻ biết rõ. 

Chẩn đoán bệnh rối loạn thách thức chống đối

Các bác sĩ tâm lý sẽ chẩn đoán bằng cách thăm hỏi bạn và bé triệu chứng và nguyên nhân. Các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá bệnh bằng cách tìm hiểu các triệu chứng lâm sàng mà bé đang có. 

Thông thường, những trẻ này không tự coi mình là chống đối hay bướng bỉnh. Biện minh cho hành vi của mình như là một phản ứng với những tình huống bất hợp lý. 

Do đó, để việc thăm hỏi của bác sĩ diễn ra tốt hơn, bạn nên quan sát con trước khi đến bác sĩ. Nhằm có thể cung cấp thông tin cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán.

Điều trị bệnh rối loạn thách thức chống đối

Điều quan trọng ở đây là can thiệp phải được bắt đầu càng sớm càng tốt với nhóm trẻ này. Điều trị thường sẽ bao gồm tư vấn và trị liệu. Tập huấn quản lý hành vi cho cha mẹ đưa đến một số lợi ích trong trường hợp này. Điều quan trọng khác là trị liệu viên của trẻ phải phối hợp chặt chẽ với các vị phụ huynh và giáo viên để đảm bảo tính hiệu quả của chương trình điều trị. 

Những phương pháp điều trị tâm lý để điều trị bệnh, bao gồm:

Nếu như đã thử nghiệm can thiệp tâm lý mà trẻ vẫn tiếp tục bị rối loạn, một số thuốc sẽ được lựa chọn . ODD & ADHD kèm theo: Thuốc kích thần (Methylphenidate & Dextroamphetamine) & thuốc không kích thần (Atomoxetine) có thể giúp giảm chống đối. Thuốc chống loạn thần không điển hình có thể giúp giảm việc gây hấn. Lithium carbonate giảm cơn bùng nổ, kích động. Carbamazepine có thể giảm mạnh hành vi kích động- bùng nổ. SSRI có thể hữu ích cho ODD trong trường hợp rối loạn cảm xúc.

Các phương pháp phòng ngừa bệnh rối loạn thách thức chống đối

Nguyên nhân chủ yếu được cho là tác nhân gây ra bệnh rối loạn thách thức do tác động môi trường. Trẻ em bị ảnh hưởng từ những người thân cận xung quanh. Phương pháp phòng ngừa căn bệnh này chủ yếu phải xây dựng một môi trường sống tốt cho trẻ. 

Một số lưu ý nhỏ

Khi nào cần gặp bác sĩ

Vẫn chưa có dự đoán rõ ràng về khả năng hồi phục từ rối loạn thách thức chống đối. Một số trẻ sẽ trưởng thành và những triệu chứng của rối loạn này sẽ bớt dần khi trẻ lớn lên. Những trẻ khác sẽ mang theo rối loạn này cho đến khi trưởng thành. 

Đáp ứng được những nhu cầu phức tạp của nhóm trẻ này sẽ đòi hỏi sự hợp tác từ cha mẹ và trường học cũng như chuyên gia sức khỏe tâm thần. Một nỗ lực nhất quán, phối hợp chặt chẽ ở nhà và ở trường sẽ giúp cải thiện kết quả tích cực cho những trẻ này, đặc biệt là khi can thiệp được thực hiện sớm.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể bằng lời khuyên của bác sĩ. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ, hãy liên hệ ngay với chuyên gia để được điều trị kịp thời. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Phòng khám Tâm lý Tâm thần, Trang tâm lý

Exit mobile version