Site icon Medplus.vn

Saccarose là gì? Tầm quan trọng của saccarose đối với sức khỏe

Untitled design 1 - Medplus

 

Saccarose là gì? Vai trò, tác dụng của saccarose đối với sức khỏe. Thực phẩm giàu saccarose và lưu ý khi chế biến sử dụng.

Kiểm soát chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng lượng cho các hoạt động hằng ngày, giữ gìn vóc dáng cân đối và đặc biệt là duy trì cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thực sự hiểu về các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể? Saccarose là gì? Chúng đóng vai trò như thế nào đối với cơ thể. Việc dư thừa hay thiếu hụt Saccarose có tác hại như thế nào? 

Hãy cũng Medplus tìm hiểu nhé!

Saccarose là gì?

Công thức phân tử saccarose

Saccarose còn được gọi với nhiều tên như đường kính (đường có độ tinh khiết cao), đường ăn, đường cát, đường trắng, đường nâu (đường có lẫn tạp chất màu), đường mía (đường trong thân cây mía), đường phèn(đường ở dạng kết tinh), đường củ cải (đường trong củ cải đường), đường thốt nốt (đường trong cây thốt nốt) hay một cách đơn giản là đường.

Saccarose là một loại đường phổ biến trong nhiều loại thực vật. Trạng thái vật lý là một chất kết tinh không màu. Có trong đường mía, củ cải đường và đường thốt nốt.

Công thức phân tử: C12H22O11

Phân tử khối: 342

Là một disaccarit được cấu tạo từ một gốc a – glucozơ và một gốc b – fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.

Saccarozơ nóng chảy và phân hủy ở 186 °để tạo ra caramen (đường thắng), và khi cháy tạo ra cacbon, cacbon dioxit và nước. Nước có thể phá vỡ cấu trúc của saccarozơ nhờ thủy phân, tuy nhiên quá trình này là rất chậm và vì thế saccarozơ có thể tồn tại trong dung dịch trong nhiều năm mà gần như không thay đổi. Tuy nhiên, nếu enzym saccarozơ được thêm vào thì phản ứng sẽ diễn ranhanh chóng.
Saccharose thủy phân trong nước dưới tác dụng của enzyme Invertase hoặc dung dịch acid . t˚ tạo dung dịch đường nghịch đảo.

Phân loại các saccarose

Saccarose là một loại đường đa. Saccarose được phân hủy thành glucose và fructose trước khi được đưa vào máu, khiến cho đường huyết tăng cao. Mức đường huyết cao có thể gây hỏng mạch máu của bạn.

Mặt khác, fructose không đi vào máu như glucose. Fructose đi đến gan và trước hết được sử dụng hoàn toàn nên không làm tăng lượng đường trong máu. Nhưng khi bạn tiêu thụ thừa calo và fructose, nó có thể được chuyển thành chất béo trung tính, thứ mà có khi còn nguy hiểm  hơn glucose.

Một điểm cộng cho fructose là nó không gây sâu răng. Fructose cũng làm công việc phục hồi glycogen cho gan. Qua đó, não bộ sẽ biết bạn đang no bụng và dừng việc nạp calo cho cơ thể.

Tầm quan trọng của saccarose đối với sức khỏe.

Sacarose là loại đường quan trọng nhất trong thực vật. Saccarose có thể tìm thấy trong các loại sau mía đường hay củ cải đường  rồi sau đó được làm tinh khiết và kết tinh. Các nguồn sản xuất saccarose ở quy mô thương mại  khác còn có lúa mì ngọt, thốt nốt.

Saccarose  thường gặp trong chế biến thực phẩm do nó vừa là chất tạo ngọt vừa là chất dinh dưỡng mà còn là thành phần quan trọng trong nhiều loại thực phẩm như bánh bích quy, kẹo ngọt, kem và nước trái cây, hỗ trợ trong bảo quản thực phẩm. Saccarose có vai trò quan trọng trong nguồn thực phẩm của con người và là thành phần chính của các loại đồ ngọt.

Saccarose cung cấp năng lượng cho con người hoạt động mỗi ngày. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, stress hay đói bụng, các thực phẩm chứa sucrose sẽ cung cấp năng lượng rất tốt cho tế bào, giúp cơ và não bộ có thể hồi phục nhanh chóng.

Vai trò của saccarose trong cuộc sống

Vai trò của saccarose đối với con người

Sucrose cung cấp năng lượng 3.94 kilocalo trên 1 gam cho cơ thể con người

Đường glucose được tiêu hóa rất nhanh đồng thời  kiểm soát lượng thức ăn dung nạp, tránh béo phì.

Saccarose  sẽ được lưu giữ lại làm nguồn dự trữ năng lượng sử dụng khi cơ thể cần lượng đường glucose lớn ngay lập tức như khi vận động thể thao với cường độ cao trong thời gian ngắn.

Vai trò của saccarose cho Công nghiệp thực phẩm

Saccarose là đường nguyên liệu cực kỳ quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm như chất phụ gia tạo ngọt hoặc nguyên liệu đường chính trong bánh, kẹo, siro, mứt, …

Vai trò của saccarose cho lĩnh vực y tế.

Làm thuốc để điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện những bệnh, hội chứng như bỏng rát lưỡi, ho, làm đường giảm cân.

Vai trò của Sucrose cho lĩnh vực khoa học – công nghệ.

Công nghệ sản xuất isomaltulose từ saccarose sử dụng vi khuẩn enterobacter sp. Isb-25.

Thiếu hụt saccarose dẫn đến hậu quả gì?

Hạ đường huyết trong máu

Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi nồng độ đường trong máu quá thấp, dưới 3,9 mmol/l (<70mg/dl) dẫn tới cơ thể bị thiếu hụt glucose cho các hoạt động, gây nên các rối loạn cho cơ thể. Tình trạng hạ đường huyết cần được xử trí nhanh, kịp thời để hạn chế những biến chứng nặng nề do hạ đường huyết gây nên.

Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể thiếu hụt saccarose

Khi cơ thể thiếu saccarose sẽ gây ra tình trạng sụt đường huyết gồm những triệu chứng như sau.

  • Triệu chứng của rối loạn hệ thần kinh trung ương: mất khả năng tập trung, nhìn mờ, lơ mơ, lú lẫn, co giật, hôn mê.
  • Ngoài ra thiếu đường còn gây ra tình trạng sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng.
  • Nồng độ đường trong máu thấp < 3,0 mmol/l không đủ năng lượng cung cấp cho cở thể
  • Triệu chứng lâm sàng mất đi khi nồng độ đường huyết về bình thường
  • Một số bệnh nhân hạ đường huyết không có triệu chứng, có thể đột ngột đi vào hôn mê ngay. Thường là bệnh nhân bị đái tháo đường lâu năm, bệnh nhân có biến chứng thần kinh, bệnh nhân đã bị hạ đường huyết nhiều lần…
  • Trường hợp nghi ngờ nhưng không thử được đường huyết ngay có thể test truyền Glucose ưu trương, đánh giá tình trạng bệnh nhân sau 15 phút.

Dư thừa saccarose dẫn đến hậu quả gì?

Saccarose  không phải là một nguyên liệu chính bổ sung năng lượng cho khẩu phần ăn cũng chúng ta, nó chỉ được bổ sung nhằm kích thích việc ăn ngon miệng vì vậy không được lạm dụng nó quá nhiều để gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Đối với trẻ em

Đối với người lớn

Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể dư thừa saccarose

Nếu ăn nhiều đường trong thời gian dài, cơ thể bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nguy hiểm như sau chứng tỏ bạn đang bị thừa đường saccarose:

Thực phẩm chứa nhiều saccarose

Thực phẩm tự nhiên: mía, mật ong, củ cải đường, thốt nốt, một số trái cây…

Thực phẩm chế biến: bánh kẹo, kem, nước uống đóng chai…

Thực phẩm chứa saccarose

 

Lưu ý khi chế biến và sử dụng các thực phẩm có chứa saccarose.

Khi sử dụng thì mức giới hạn của đường tự do (bao gồm các loại đường phụ gia, đường tự nhiên, siro và nước ép trái cây….) trong chế độ ăn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) như sau:

Nên giới hạn lượng đường tự do dưới 10 % tổng calo tiêu thụ mỗi ngày với mỗi người. Để mang lại lợi ích sức khỏe cao nhất, bạn nên tiêu thụ dưới mức 5%.

Ví dụ, với một trường trưởng thành, nếu bạn tiêu thụ khoảng 2.000 calo mỗi ngày, lượng đường tiêu thụ theo khuyến cáo sẽ là dưới 200 calo, tương đương khoảng 50g hoặc 12 thìa cà phê.

Để bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ tim mạch, tiểu đường, béo phì, suy giảm miễn dịch…. bằng cách giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể mỗi ngày, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

Hạn chế các loại thực phẩm chứa đường tự do như: Bánh kẹo ngọt, socola, nước giải khát, nước trái cây đóng hộp….

Thay thế những thực phẩm đang dùng bằng các lựa chọn thay thế lành mạnh như: Uống nước lọc thay vì nước giải khát; Bổ sung hoa quả tươi thay vì nước ép trái cây đóng hộp…

Luôn kiểm tra nhãn dinh dưỡng của các thực phẩm đóng gói, không chọn những thực phẩm có thành phần chính là đường.

Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên; uống nhiều nước; ăn nhiều chất xơ; ngủ đủ giấc; kiểm soát khẩu phần ăn…. là những cách giúp bạn cải thiện sức khỏe và giảm lượng đường trong máu hiệu quả.

Nguồn tham khảo

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3649104/

https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-1-4615-2676-6_7

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3630450/

Exit mobile version