Site icon Medplus.vn

Sen: Từ loài hoa biểu tượng của Việt Nam cho đến công dụng chữa bệnh trong Y Học

Sen

Sen

A. Thông tin về Sen

Ngoài tên gọi phổ biến, người ta còn gọi loài hoa này với nhiều tên gọi khác nhau khác như Liên, Quỳ, Ngậu (tiếng Tày), Bó bua (tiếng Thái). Ngoài việc là biểu tượng văn hoá lâu đời của Việt Nam, người dân còn dùng loài hoa này trong việc chữa trị các bệnh liên quan đến mất ngủ, suy nhược,…

Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn.

Họ: Sen – Nelumbonaceae

1. Mô tả

Sen

2. Phân bố và thu hái

Phân bố: Ở Việt Nam, sen được trồng ở nhiều nơi, mọc hoang ở các vùng ao hồ, đầm,…

Thu hái: Mùa thu hái vào các tháng 7-9.

3. Bộ phận dùng làm thuốc

Toàn bộ các bộ phận đều có thể được dùng làm thuốc, cụ thể:

4. Thành phần hoá học

5. Tác dụng dược lý

Lá sen còn có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, ngoài ra còn có tác dụng giải độc nấm.

Do đó, trên lâm sàng hiện nay, lá sen còn được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật.

Theo các chuyên gia, những người cao tuổi cơ thể đã suy yếu, động mạch não đã bị xơ cứng, hoặc từng bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não thì nên thường xuyên sử dụng lá sen.

B. Tính vị, công dụng và liều dùng

Vì mỗi bộ phận của cây sen đều là vị thuốc chữa bệnh, nên mỗi thứ sẽ có có tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng khác nhau.

1. Hà diệp (Lá)

Liều dùng: Từ 12 – 20g/ngày, dưới dạng nước ép, thuốc sắc hoặc dạng thuốc bột.

2. Liên tu (nhuỵ)

Liều dùng: 5 – 10g/ngày.

3. Liên ngẫu (Ngẫu tiết)

Liều dùng: 12 – 20g/ngày dưới dạng thuốc sắc hay dùng sống. Có thể phơi khô sao thơm hoặc sao tồn tính.

4. Liên phòng (Gương sen)

Liều dùng: 8 – 12g/ngày.

5. Liên nhục (Hạt)

Liều dùng: 12 – 20g/ngày.

6. Thạch liên nhục

Liều dùng: 6 – 12g/ ngày.

7. Liên tâm (Tâm sen)

C. Vị thuốc từ Sen

1. Chữa tiêu chảy mãn tính

Nguyên liệu: Liên nhục 12g, đảng sâm 12g, hoàng liên 5g.

Các vị sắc uống hoặc tán bột uống, mỗi ngày 10g.

2. Chữa mất ngủ do tâm hoả vượng

Chữa mất ngủ do tâm hỏa vượng: Bài Táo nhân thang, gồm táo nhân 10g, viễn trí 10g, liên tử 10g, phục thần 10g, phục linh 10g, hoàng kỳ 10g, đảng sâm 10g, trần bì 5g, cam thảo 4g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang.

3. Chữa chán ăn do suy nhược

Chán ăn do suy nhược: Hạt sen 100g, bao tử heo một cái. Bao tử rửa sạch, thái lát, thêm nước vừa đủ, tiềm cách thủy với hạt sen, dùng trong ngày.

4. Chữa sốt cao nôn ra máu, chảy máu cam

Chữa sốt cao nôn ra máu, chảy máu cam: Tứ sinh thang, gồm sinh địa tươi 24g, trắc bá diệp tươi 12g, lá sen tươi 12g, ngải cứu tươi 8g. Các vị nấu lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

5. Chữa béo phì, hạ cholesterol máu cao

Trị béo phì, hạ cholesterol máu cao: Đây là công dụng mới được phát hiện của lá sen. Trên thị trường hiện có bán nhiều loại trà giảm béo có lá sen, song có thể tự dùng bằng cách nấu lá sen tươi uống thay nước hàng ngày, mỗi ngày 1 lá.

6. Chữa hồi hộp, mất ngủ, đau tim

Thành phần: 60g hạt sen, 1 cái tim heo, 40g phòng đảng sâm.

Chế biến: thái mỏng tim heo. Hạt sen đem bóc bỏ vỏ ngoài và tim bên trong. Dùng rượu rửa sạch phòng đản sâm, rồi thái khúc. Cho tất cả vào nồi cùng với 6 chén nước, nấu với lửa lớn đến khi sôi, để sôi trong 10 phút, hạ lửa nhỏ, nấu tiếp 2 giờ nữa thì dùng được

7. Chữa khó ngủ, hay hồi hộp, huyết áp cao

Lấy từ 1,5 – 3g tâm sen pha trà uống. Cách khác, lấy lá sen, hoa hòe mỗi vị 10g; cúc hoa vàng 4g, sắc uống hoặc lá sen loại bánh tẻ 30g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc hoặc hãm uống.

8. Chữa nóng trong người, nổi nhọt

Nguyên liệu: Hoa sen tươi 50g hoặc 30g loại khô, đường phèn 20g đem sắc uống thay trà thường xuyên, hoặc dùng hoa sen đã sắc đắp tại chỗ.

9. Chữa uể oải tuổi già

Dùng củ sen tươi 100g nấu chín, mỗi ngày ăn vào buổi sáng và chiều.

10. Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu tiểu ra máu:

Nguyên liệu: Lá sen tươi 40g, rau má 12g. Sao vàng, thái nhỏ hai vị này, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Cách khác, lấy 10 ngó sen, giã nát lấy nước, thêm ít đường đỏ, đun lên uống ngày hai lần sáng và tối. Trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa có thể lấy nước ngó sen và nước ép củ cải, mỗi thứ 20ml, trộn đều uống ngày hai lần, liên tục trong nhiều ngày.

11. Chữa rôm sảy, ghẻ lở

Nguyên liệu: Lá tươi băm nhỏ nấu với hạt đậu xanh (để nguyên vỏ) làm canh ăn.

12. Chữa sốt xuất huyết

Nguyên liệu: Lá sen 40g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g,

Sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50 – 60g.

13. Chữa ho ra máu:

Lấy ngó sen 20g, bách hợp hoặc lá trắc bá 20g, cỏ nhọ nồi 10g, thái nhỏ, phơi khô. Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

14. Chữa băng huyết

Ngó sen sao, tam lăng, nga truật, huyết dụ, bồ hoàng, mỗi vị 8g; bách thảo sương 6g. Sắc uống ngày một thang.

15. Chữa trị chảy máu cam

Ngó sen rửa sạch, giã vắt nước cốt uống, nhỏ vài giọt vào mũi.

16. Chữa biếng ăn ở trẻ, suy nhược ở người lớn

Nguyên luệu: Hạt sen 100g, đậu ván trắng 10g, trần bì 12g, mầm lúa 30g. Tất cả sao qua, tán mịn, ngày uống 3 lần mỗi lần 100g, uống với nước cơm.

17. Chữa mất ngủ

Lấy lá sen sắc đặc pha chút đường,. Uống trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ sẽ ngủ ngon.

18. Chữa đau lưng, mệt mỏi

Nguyên liệu: Nhụy sen 4g, cam thảo 6g. Tất cả cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, uống trước khi đi ngủ.

19. Chữa đái tháo đường

Tâm sen 8g; thạch cao 20g; sa sâm, thiên môn, mạch môn, hoài sơn, bạch biển đậu, ý dĩ, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version