Site icon Medplus.vn

Sơn Thù Du và Top 5+ các bài thuốc chống Suy Nhược Cơ Thể

7sonthudu2 - Medplus

Sơn Thù Du luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Sơn thù du, Sơn thù, Thù nhục

Tên khoa học: Cornus officinalis Sieb. et Zucc.

Họ: Sơn thù (Cornaceae)

1. Đặc điểm dược liệu

Sơn thù du là loại cây sống lâu năm, chiều cao trên dưới 3m và thường mọc thành những bụi nhỏ. Cây có vỏ ngoài màu nâu nhạt, nứt nẻ, cành nhỏ và không có lông.

Lá mọc đối xứng, lá trơn, phiến có hình trứng hoặc hình bầu dục, đáy tròn, đầu hơi nhọn, rộng 3 – 4.5cm, dài 5 – 7cm, mép lá nguyên. Mỗi lá gồm có 5 – 7 đôi gân phụ, mặt trên được phủ một ít lông, mặt dưới không có lông.

Hoa mọc ở kẽ lá, thường mọc thành tán, có màu vàng và kích thước nhỏ. Quả hạch, màu đỏ tươi, bề mặt nhẵn, hình trái xoan, đường kính khoảng 7mm. Bên trong chứa hạch có hình trứng. Sơn thù du ra hoa vào tháng 5 – 6 và sai quả vào tháng 8 – 10.

2. Bộ phận dùng

Quả chín của cây được sử dụng để làm thuốc. Chỉ chọn những loại quả có thịt dày, màu hồng. Quả màu nhạt và thịt mỏng thường có chất lượng kém hơn.

3. Phân bố

Sơn thù là nguyên sản ở Trung Quốc. Hiện nay loại thực vật chủ yếu mọc ở tỉnh Triết Giang, Sơn Đông, Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Hà Nam, An Huy,…

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái khi quả chín (chuyển sang màu đỏ) – thường là vào cuối mùa thu đầu mùa đông. Sau khi thu hoạch quả về, đem nhúng qua nước sôi trong vài phút rồi bỏ hạt và dùng thịt phơi khô.

Hoặc có thể bào chế sơn thù du theo những phương pháp sau:

5. Bảo quản

Nơi khô ráo và tránh ẩm.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Vị chua, sáp, tính ấm.

2. Thành phần hóa học

Sơn thù du có chứa tannin, glucoside, axit malic, axit gallic, axit tartric, axit ursolic, morroniside, cornuside, secologanin, vitamin A, isoterchebin, phytochemistry, cornus-tannin, valine, histidine, serine, threonine,…

3. Tác dụng của Dược Liệu

 Công dụng của sơn thù du theo Đông Y

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

4. Cách dùng – liều lượng

Sơn thù du thường được dùng ở dạng sắc là chủ yếu. Liều dùng 6 – 12g, có thể dùng đến 30g/ ngày trong trường hợp cần thiết.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể và thần kinh do thận hư (biểu hiện: ù tai, điếc tai, tiểu nhiều lần, váng đầu, liệt dương, di tinh)

2. Bài thuốc trị chứng suy nhược sau khi mắc bệnh và trẻ nhỏ ra mồ hôi

3. Bài thuốc trị chân tay yếu không có sức, lưng đau và hạ tiêu bị phong lạnh

4. Bài thuốc trị chứng lưng đau gối mỏi do thận hư

5. Bài thuốc trị chứng đổ mồ hôi trộm

6. Bài thuốc chữa chứng đau xương óc

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version