Site icon Medplus.vn

Sử Quân Tử – Dược liệu “tẩy Giun” thiên nhiên mà mọi gia đình nên có

su quan tu1 - Medplus

Cây Sử Quân Tử là thảo dược thân leo, có vị ngọt, tính ấm. Quả của loài cây này thường được thu hái để trị giun kim, giun đũa và đau nhức răng,… Hôm nay Medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Quả giun, Quả nấc, Sử quân tử, Dây giun, Mạy lăng cường, Mác giáo giun (Tày)

Tên khoa học: Quisqualis indica L.

Họ: Combretaceae (Bàng)

1. Đặc điểm thực vật

Sử quân tử là loại cây leo, sống bằng cách tựa vào các cây khác. Lá mọc đối xứng, phiến lá có hình bầu dục dài, nhọn ở đầu và hơi tròn ở cuống. Lá có cuống ngắn, rộng khoảng 4 – 5cm và dài khoảng 7 – 9cm.

Hoa có hình ống, ban đầu có màu trắng sau chuyển thành màu đỏ hoặc hồng. Hoa mọc thành chùm, ở đầu cành hoặc kẽ lá, chiều dài trung bình khoảng 4 – 10cm. Quả có hình trứng nhọn, dày khoảng 20mm, dài 35mm và khô cứng.

2. Bộ phận dùng

Quả chín và khô của cây được sử dụng để làm thuốc.

3. Phân bố

Cây có nguồn gốc ở Châu Phi và Châu Á. Hiện nay loại cây này mọc hoang nhiều các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta. Ngoài ra sử quân tử cũng được trồng để làm cảnh vì cây xanh tốt quanh năm và có hoa rất đẹp.

4. Bào Chế

Lấy nhân ngâm qua nước, sao vàng, bỏ màng. Hoặc lấy nhân ngâm qua nước, sao giòn, tán bột, lấy 1 phần, thêm 3 phần bột nếp rang vàng chín và 1 chén đường, trộn đều, làm thành bánh cho trẻ nhỏ ăn [phương cách này tránh được không bị nấc] (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

5. Bảo quản

Dược liệu dễ ẩm mốc và mối mọt, vì vậy cần để nơi thoáng mát, kín và khô ráo. Thỉnh thoảng nên phơi khô để tránh ẩm mốc và mối mọt.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

+ Vị ngọt, tính ấm, không độc (Khai Bảo Bản Thảo).

+ Vị ngọt, khí ôn, hơi có độc (Bản Thảo Chính).

+ Vị ngọt, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển).

2. Thành phần hóa học

Dược liệu có chứa khoảng 20 – 27% chất béo, kali sunfat, axit citric, axit quisqualic, chất đường, chất gôm và một số chất hữu cơ khác.

3. Tác dụng dược lý

Theo Đông Y

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

4. Cách dùng – liều lượng

Sử quân tử được dùng ở nhiều dạng khác nhau như dạng thuốc sắc, làm hoàn, làm bánh, ăn trực tiếp,… Liều dùng trung bình từ 10 – 16g/ ngày.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

 

1. Bài thuốc trị nhiễm giun khiến bụng đau do giun chui vào ống mật

2. Trị trẻ nhỏ bị cam tích, bụng đầy, tiêu lỏng, ăn kém, bú kém

Sử quân tử, Kha tử đều 12g, Trần bì 6g, Hậu phác 8g, Cam thảo 4g. sắc uống (Sử Quân Tử Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

3. Bài thuốc chữa trẻ nhỏ nhiễm giun bị chân tay phù, hư thũng mặt

Chuẩn bị: Sử quân tử 40g.

Thực hiện: Đập bỏ vỏ, lấy nhân bên trong tẩm với mật và nướng lên. Sau đó tán thành bột, mỗi lần dùng 4g uống cùng với nước cơ

4. Trị trẻ nhỏ bị cam tích, bụng đầy, tiêu lỏng, ăn kém, bú kém

Sử quân tử, Kha tử đều 12g, Trần bì 6g, Hậu phác 8g, Cam thảo 4g. sắc uống (Sử Quân Tử Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

5. Bài thuốc trị giun cho người lớn và trẻ nhỏ

6. Bài thuốc trị trẻ nhỏ bị cam tích và nhiễm giun sán

7. Bài thuốc trị trùng nha đông thống (đau nhức răng)

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Khi dùng dược liệu , bạn nên chú ý các thông tin sau đây:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version