Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?
Phù chân khi mang thai là triệu chứng phổ biến của các mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này do lượng máu cũng như lượng chất lỏng do thai kỳ gây ra. Đặc biệt thai phụ nên lưu ý càng về cuối giai đoạn, chứng phù chân có thể nặng hơn. Tình trạng này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng ở cuối thai kỳ nếu có kèm theo một số triệu chứng ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
Phù chân khi mang thai là biến chứng của thai kỳ nào?
Tiền sản giật
Tiền sản giật là hội chứng huyết áp cao do thai kỳ, đi kèm với sự tăng protein trong nước tiểu. Chứng này thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra chứng co giật gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Yếu tố chính giúp kiểm soát tiền sản giật đó là thường xuyên theo dõi huyết áp người mẹ và nhịp tim thai nhi.
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp đồng nghĩa với việc tăng lực tác động lên thành mạch máu. Điều này có thể gây cản trở lưu lượng máu đến nhiều hệ thống cơ quan khác nhau ở người mẹ bao gồm gan, thận, não, tử cung và nhau thai. Tùy theo cơ địa mỗi người tăng huyết áp có những biểu hiện khác nhau. Một trong số đó là hiện tượng sưng phù (chứng phù thũng). Triệu chứng sưng phù này thường xảy ra với các mẹ bầu có tiền sử tim mạch, tiểu đường.
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Hiện tượng này xuất hiện các dòng máu đông trong lòng tĩnh mạch sâu. Xảy ra ở tĩnh mạch chân, thỉnh thoảng xảy ra ở tĩnh mạch chậu trong thai kỳ. Cục huyết khối này có thể di chuyển đến các mạch máu lớn ở tim và phổi gây tắc nghẽn. Phù chân khi mang thai nặng kèm theo một số triệu chứng khác như chóng mặt, sốt là dấu hiệu của biến chứng này. Thường gặp ở phụ nữ thừa cân, có tiền sử gia đình bị huyết khối hoặc ở phụ nữ mang thai ít vận động.
Phù chân khi mang thai cần đến bệnh viện gấp khi nào?
Mặc dù phù chân là triệu chứng bình thường trong quá trình mang thai. Nhưng không vì thế mà mẹ bầu lơ là, nếu có các triệu chứng đi kèm sưng phù chân. Hãy đến bệnh viện gấp để bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe thai kỳ.
- Phù chân dài ngày, dù bạn đã nghỉ ngơi nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Tay và mặt cũng bị phù.
- Mắt phù nặng.
- Dấu hiệu sưng, phù tăng dần, lớn hơn so với ban đầu.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Có vấn đề về thị giác như nhìn lờ mờ .
- Đau dữ dội ngay dưới xương sườn.
- Buồn nôn, nôn ói.
Mẹ nên lưu ý nếu bị phù chân khi mang thai kèm theo một số triệu chứng
Lưu ý cho mẹ
- Không nên đứng, ngồi lâu một chỗ.
- Uống nhiều nước để tránh tình trạng giữ nước trong người.
- Hạn chế ăn quá mặn trong giai đoạn thai kỳ.
- Bổ sung thêm Kali và các chất dinh dưỡng khác.
- Không nên uống cà phê, trà vì nó có thể giữ nước.
- Tâp luyện, vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga cho mẹ bầu,…
Xem tiếp bài viết: Kiến thức thai kỳ
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!