Site icon Medplus.vn

Tang Thầm | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Tang thầm hay còn được gọi là cây dâu tầm, theo Đông y, Tang thầm có vị ngọt, chua, tính hàn, quy vào kinh Can, Tâm và Thận, có tác dụng bổ gan thận, bổ huyết trừ phong. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu tang thầm hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Tang Thầm | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Tang thầm; Dâu tằm,…

Tên khoa học: Morus alba L, Fructus Mori Albae

Họ: Moraceae (Dâu tằm)

Đặc điểm dược liệu

Tang thầm là cây gỗ cao 2 – 3 m, có thể cao tới 15 m.

Lá mọc so le, hình bầu dục, chia làm 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù, mép lá có răng cưa to. Phía cuống lá hơi tròn hoặc hơi bằng, từ cuống lá toản 3 gân rõ rệt.

Quả tang thầm mọc trong các lá đài, quả kép hình trụ do nhiều quả bế tạo thành, hình trứng, dài 1 – 3 cm, đường kính 7 – 10 mm, cuống ngắn, mặt ngoài không trơn nhẵn, mọng nước. Quả non quả màu trắng xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ, đỏ hồng, sau đen. Tang thầm có mùi thơm, vị chua ngọt.

Mùa hoa: Tháng 4 – 5.

Mùa quả: Tháng 5 – 7.

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng là quả của cây

Thu hái và chế biến

Thu hái: Mùa thu hoạch của quả tang thầm là cuối mùa xuân, đầu mùa hạ.

Chế biến: Chọn những quả tang thầm đã chín, lành lặn (tránh để bị dập nát), loại bỏ các tạp chất, đem phơi, sấy khô hoặc ngâm với đường. Ngoài ra, Tang thầm còn được dùng để ăn sống, ngâm rượu, làm mứt hoặc ngâm với đường kính chế biến nước giải khát dùng cho cả mùa nóng. Hoặc có cách khác đơn giản mà hiệu quả, đó là sử dụng dưới dạng trà, cổ nhân gọi là trà tang thầm.

Phân bố

Loài dâu tằm được trồng hiện nay gồm nhiều giống, thích nghi với các vùng khí hậu khác nhau. Các giống cây dâu tằm trồng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và một số vùng ở Ấn Độ…, tỏ ra thích nghi với điều kiện của vùng ôn đới ấm hoặc cận nhiệt đới, mùa đông có băng giá. Các giống cây dâu tằm ở Việt Nam và các nước thuộc Đông Nam Á lại thích nghi với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của Tang thầm gồm có: Anthocyan – sắc tố màu đỏ của quả chín, đường glucose, đường fructose, vitamin B1, vitamin C, tanin, protid và các acid hữu cơ.

Tính vị

Vị ngọt, tính ôn.

Quy kinh

Quy vào kinh can và thận.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Trong y học hiện đại, Tang thầm rất giàu polyphenol và anthocyanin, được biết đến với hoạt động chống oxy hóa và chống viêm. Các hợp chất hoạt tính sinh học này giúp Tang thầm có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh đái tháo đường , bệnh ung thư, bệnh gan, béo phì và bệnh tim mạch.

Trợ tiêu hóa: Nhờ có chứa lượng lớn chất xơ, Tang thầm giúp cải thiện các vấn đề về đường ruột như táo bón, đau quặn bụng và đầy bụng. Đồng thời cũng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động một cách tốt hơn.

Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch: Hàm lượng vitamin C cao trong quả dâu tằm giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ thống miễn dịch và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, Tang thầm có vị ngọt, chua, tính hàn, quy vào kinh Can, Tâm và Thận, có tác dụng bổ gan thận, bổ huyết trừ phong. Tang thầm có tác dụng chữa đái tháo đường, lao hạch, mắt mờ, ù tai, thiếu máu, đau khớp xương, kém ngủ, râu tóc bạc sớm, táo bón.

Uống Tang thầm lâu giúp khỏe người, ngủ ngon giấc, thính tai sáng mắt, trẻ lâu. Tang thầm vắt lấy nước cô thành cao mềm, ngày uống 12 – 20 g. Siro quả chín bôi chữa đau họng, loét miệng, lở lưỡi.

Ở Ấn Độ, Tang thầm có tác dụng làm mát, nhuận tràng, trị viêm họng, khó tiêu và bệnh u sầu.

Cách dùng và liều lượng

Liều dùng: 9 – 15 g.

Cách dùng: Tang thầm thường được dùng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Điều trị thiếu máu, suy nhược, mất ngủ, choáng váng, chóng mặt

Dùng quả dâu tằm chế sirô hay ngâm rượu hoặc dùng quả dâu tằ, câu kỷ tử, hà thủ ô đỏ, nhân hạt táo, mỗi vị 10 g, sắc nước uống.

Điều trị thiếu máu và mắt mờ

Dâu tằm ngâm rượu hoặc nước đường uống, mỗi ngày 12 – 20 g quả.

Thuốc bổ huyết, dùng sau khi sốt xuất huyết

Quả dâu chín 12 g, sinh địa 12 g, củ mài 12 g, đỗ đen sao 12 g, ý dĩ 12 g, bố chính sâm 12 g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Điều trị mất ngủ

Dâu tằm 15 g, thục địa 15 g, bạch thược 15 g hoặc Tang thầm 15 g, táo nhân 12 g. Sắc nước uống trong ngày.

Điều trị dễ ra mồ hôi và ra mồ hôi trộm

Dâu tằm 10 g, ngũ vị tử 10 g, sắc nước uống trong ngày.

Điều trị chậm tiêu

Dâu tằm 10 g, bạch truật 6 g, sắc nước uống trong ngày.

Điều trị chứng đầu choáng mắt hoa

Tang thầm 15 g, kỷ tử 15 g, đại táo 15 g. Sắc uống trong ngày.

Điều trị thiếu máu

Tang thầm 15 g, long nhãn 15 g hay Tang thầm 15 g, thỏ ty tử 12 g, nữ trinh tử 12 g, kỷ tử 12 g, thục địa 8 g, tiên linh tỳ 8 g, phá cố chỉ 8 g. Sắc uống trong ngày.

Điều trị râu tóc bạc sớm

Tang thầm 15 g, hà thủ ô 15 g, nữ trinh tử 15 g, cỏ nhọ nồi 10 g. Sắc uống trong ngày.

Điều trị tóc không mọc, tóc bạc

Tang thầm ngâm nước, lọc lấy nước sau đó xát lên đầu.

Điều trị táo bón

Tang thầm 15 g, nhục thung dung 15 g, vừng đen 15 g, chỉ sác sao 8 g. Sắc uống trong ngày.

Điều trị bế kinh

Tang thầm 15g, hồng hoa 3g, kê huyết đằng 12g.

Điều trị ho khan, ít đờm và lao phổi

Tang thầm 30 g, địa cốt bì 15 g và đường phèn 15 g.

Điều trị tràng nhạc

2 bát đầy quả dâu tằm đã chín đen, vắt lấy nước, cô thành cao mềm, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 g.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng tang thầm cần lưu ý:

Tang Thầm | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version