Site icon Medplus.vn

Thanh Nhiệt, Giải Độc với dược liệu Đông Y [ Đơn Trắng ]

cay don trang1 - Medplus

Đơn Trắng luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng việt: lấu (bời lời), bồ chát, cây men sứa, Đơn Trắng (Hé Mọ)

Tên khoa học: Psychotria rubra (Lour.) Poir.

Họ: Rubiaceae (Cà phê)

1. Đặc điểm dược liệu

Cây đơn trắng là loại cây thân gỗ, sống lâu năm. Chiều cao trung bình của cây chừng 1 – 9m. Thân cây nhẵn, không có gai và không có lông. Lá của cây đơn trắng có hình trứng thuôn dài, mọc đối, hẹp về phía cuống và nhọn về hai đầu. Mặt trên của lá có màu xanh sẫm và mặt dưới có màu nhạt gân. Phiến lá dài khoảng 10 – 20 cm và rộng khoảng 2 – 7cm. Gân có hình dạng xương cá và hiện rõ ở mặt dưới.

Hoa của cây đơn trắng có màu trắng nhạt và mọc thành từng chùm ở đầu cành. Quả có dạng hình cầu với đường kính khoảng 5 – 7cm. Khi chín, quả chuyển sang màu đỏ và ngả dần sang đen. Mỗi quả chia thành 2 hạch, mỗi hạch có 5 sống trên lưng và một hạt màu đen nhỏ.

Cây đơn trắng thường ra hoa và kết quả vào mùa hè, dao động từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.

2. Phân bố

Cây đơn trắng là loại cây mọc hoang, xuất hiện nhiều ở một số tỉnh thành vùng trung du và miền núi nước ta. Bên cạnh đó, loại cây này cũng được trồng khá nhiều để làm cảnh hoặc bóng mát vì cây có loài hoa nhỏ đẹp, tán cây rộng.

3. Bộ phận dùng

Phần rễ và lá của cây đơn trắng có bản chất dược phẩm nên được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

4. Thu hái

Có thể thu hoạch quanh năm. Thu hoạch những phần rễ của cây đã trưởng thành.

5. Chế biến

Làm sạch toàn bộ dược liệu đã thu sạch bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và bụi bẩn. Đối với phần rễ của cây đơn trắng, sau khi được làm sạch, đem thái thành từng lát mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô. Còn lá cây, có thể dùng dạng tươi hoặc khô.

6. Cách bảo quản

Bảo quản dược liệu khô ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát. Tốt nhất nên bảo quản trong bao bì. Thi thoảng nên đem ra phơi để tránh tình trạng mốc meo.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Hiện nay, cây đơn trắng chưa được giới y học công bố cụ thể về thành phần hóa học. Tuy nhiên, trong một số xét nghiệm sơ bộ cho thấy, bộ phận rễ và lá của cây đơn trắng cho những phản ứng với hoạt chất ancaloit rất mạnh.

2. Tính vị

Đơn trắng có vị nhạt, chát, tính bình.

3. Quy kinh

Chưa có tài liệu nào trình bày về mục này.

4. Liều dùng

Dùng 10 – 20 gram/ ngày. Liều dùng có thể thay đổi tùy vào từng đối tượng và từng bài thuốc.

5. Cách dùng

Có thể sử dụng độc vị lá, rễ cây đơn trắng hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác ở dạng thuốc sắc hoặc nấu nước tắm, ngâm rửa vết thương. Một số trường hợp khác giã nát lá cây đơn trắng, thêm một ít nước rồi gạn lấy nước để uống.

6. Tác dụng dược lý của dược liệu đơn trắng

Theo nghiên cứu của giới y học hiện đại

Chưa có tài liệu nghiên cứu khoa học công bố cụ thể về tác dụng dược lý của cây đơn trắng.

Theo sự ghi nhận của Đông y cổ truyền

Trong Đông y, dược liệu đơn trắng có công dụng và chủ trị cụ thể sau:

+ Công dụng: Cây đơn trắng có tác dụng mát huyết, thanh nhiệt, bổ gân xương cốt, an thai, hỗ trợ trị lỵ và tiêu chảy.

+ Chủ trị: Dược liệu đơn trắng có công dụng điều trị một số trường hợp sau:

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc chữa tiêu chảy do bụng lạnh, kiết lỵ, đi ngoài ra máu

2. Bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa do tiêu thụ thức ăn sống hoặc lạnh

3. Bài thuốc trị chứng tiểu sẻn đỏ do nóng

4. Bài thuốc chữa băng đới, phụ nữ bị băng huyết sau khi sinh

5. Bài thuốc chữa đau nhức răng do bị sâu

6. Bài thuốc hỗ trợ điều trị sốt rét

7. Bài thuốc chữa mẩn ngứa, vết thương chảy máu

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Loại dược liệu này chưa được giới Y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh cụ thể. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ hoặc lương y.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version