Site icon Medplus.vn

Thị Đế – vị thần dược với công năng Chữa Nấc nổi tiếng

5 thi de 1 - Medplus

Thị Đế luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Hồng, Thị đinh, Hồng thị, Mác pháp, Mạy chí (Tày)

Tên khoa học: Diospyros kaki Thunb.

Họ: Ebenaceae (Thị)

1. Đặc điểm dược liệu

Cây hồng có cao từ 5 – 10 m, lá có cuống ngắn, chiều dài không quá 1cm. Phiến lá hồng có hình trứng, dài từ 7 – 14 cm, rộng 4 – 8 cm, mép hơi lượn sóng. Cây hồng ra hoa vào tháng 6 và ra quả từ tháng 9 – 10. Thị đế là tên dược liệu của tai quả hồng. Quả hồng sau khi chín lấy phần tai đem phơi hoặc sấy khô làm thuốc.

 

2. Phân bố

Cây hồng được trồng hoặc mọc hoang ở một số quốc gia châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam… Ở nước ta, hồng được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành thuộc khu vực miền Bắc và Tây Nguyên.

3. Bộ phận dùng

Tai của quả hồng (thị đế).

Ngoài ra, các bộ phận khác của quả hồng cũng được dùng làm thuốc, gồm có:

4. Thu hái

Sau khi quả hồng chín, thu hái, ăn phần quả và giữ phần tai lại.

5. Bào chế

Tai hồng đem bào phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.

6. Bảo quản

Nơi khô ráo, thoáng mát.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Thị đến có tính ôn, vị đắng.

2. Thành phần hóa học

Tai của quả hồng có chứa các thành phần hóa học chính là tanin. Trong tanin có chứa nhiều loại axit như axit tritecpenic, oleanolic, axit ursolic, axit betulinic. Đây cũng chính là hoạt chất khiến cho quả hồng có vị chát.

3. Tác dụng dược lý

Vị thuốc thị đế có tác dụng trị ho, nấc, tiểu đêm, đầy bụng.

4. Liều dùng, cách dùng

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Trị chứng nấc cục do hàn

Thị đế 8g. Cam thảo 4g, Đinh hương 8g, Lương khương 4g, Sinh khương 5lát, Tán bột ngày uống 6-8g. Tác dụng: Thuận khí, giải uất, tán hàn, chỉ thống. (Đinh Hương Tán – Tam Nhân Cực, Bệnh Chứng Phương Luận).

2. Chữa nấc bụng đầy không tiêu

Thị đế 8g, Đinh hương 8g, Sinh khương 5 lát, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Có thể thêm các vị Trần bì 4g, Thanh bì 4g, Bán hạ 2g. Sắc uống ngày một thang.(Kinh Nghiệm Dân Gian)

3. Chữa nấc, chứng hư hàn ách nghịch

4. Trị nôn mửa, nấc cụt

5. Trị nấc cụt do hàn

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Sử dụng đúng liều lượng để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn từ dược liệu

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version