Tế bào gốc cuống rốn được biết đến với những tác dụng thần kỳ cho sức khỏe, trong đó nổi bật nhất là khả năng điều trị bệnh hiểm nghèo. Càng ngày, mọi người càng có xu hướng đăng ký dịch vụ lưu trữ tế bào gốc như là một giải pháp toàn diện cho sức khỏe. Bên cạnh những lợi ích thì thời gian lưu trữ tế bào gốc cuống rốn bao lâu cũng là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là những ai đang có ý định đăng ký dịch vụ lưu trữ tế bào gốc cuống rốn. Hãy đọc bài viết bên dưới của Medplus để giải đáp thắc mắc này ngay thôi.
1. Tế bào gốc cuống rốn là gì?
Tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng biệt hoá thành nhiều loại tế bào khác để thay thế cho các tế bào bị mất đi do lão hóa hay tổn thương. Cơ chế hoạt động của tế bào này là chữa lành những thương tổn của các cơ quan, các mô trong cơ thể thông qua khả năng tái tạo, thay thế, sửa chữa.
Tế bào gốc cuống rốn là gì?
Ngay sau khi mẹ bầu sinh bé, phần máu còn lại trong dây rốn và bánh nhau của người mẹ sẽ được giữ lại, gọi là máu cuống rốn. Các y bác sĩ sẽ tách lấy tế bào gốc từ máu cuống rốn và thu lại được tế bào gốc cuống rốn.
2. Thời gian lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là bao lâu?
2.1. Điều kiện lưu trữ tế bào gốc cuống rốn
Mặc dù phương pháp thực hiện lấy và lưu trữ tế bào gốc cuống rốn khá đơn giản và không giây tổn thương gì cho mẹ và bé. Tuy nhiên, để thực hiện được lưu trữ cần phải đạt những yêu cầu sau:
Đối với trẻ sơ sinh
- Trẻ khi chào đời cần được đủ tháng, ít nhất là 36 tuần và cân nặng cần đạt mức 2.5 kg. Sức khỏe bé ổn định.
- Sau khi lấy mẫu, cần phải theo dõi trong 6 tháng liên tục. Sau đó mới đưa ra quyết định cuối cùng rằng tế bào gốc cuống rốn đó có được sử dụng không.
Đối với mẹ bầu
- Thực hiện khám sức khỏe và các xét nghiệm cần thiết trước khi sinh.
- Phụ nữ mang thai cần đảm bảo bản thân không mắc các bệnh như: tiểu đường, huyết áp, ung thư…
2.2. Quy trình thực hiện lưu trữ tế bào gốc cuống rốn
- Trước khi sinh, mẹ bầu cần đến các cơ sở dịch vụ lưu trữ tế bào gốc để xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe trước.
- Ngay sau khi sinh, cuống rốn và bánh rau được cắt rời khỏi em bé. Các bác sĩ sản khoa sẽ sử dụng kim nối vào tĩnh mạch rốn được nối với túi thu thập, trong túi có chứa sẵn chất chống đông để ngăn hình thành cục máu đông.
- Máu cuống rốn sau khi được thu thập sẽ được chuyển về ngân hàng tế bào gốc cuống rốn nơi sản phụ đăng ký lưu trữ. Các chuyên viên sẽ tiến hành các bước xử lý tiếp theo nhằm loại bỏ những thành phần thừa, tinh lọc và lưu trữ tế bào gốc.
2.3. Tế bào gốc máu rốn lưu trữ được bao lâu
Tế bào gốc cuống rốn được bảo quản trong Nitơ lỏng ở điều kiện -196 độ C. Lúc này, tế bào gốc sẽ bị ngưng hoạt động hoàn toàn trong suốt quá trình lưu trữ này và không thay đổi về trạng thái. Về mặt lý thuyết, thời hạn sử dụng của các tế bào sau khi được lưu giữ ở nhiệt độ ni tơ lỏng ước tính khoảng 1.000 năm. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu gần đây, người ta nhận thấy có sự hồi phục hiệu quả từ các tế bào gốc máu cuống rốn được bảo quản lạnh đến 21-23.5 năm.
Kết luận lại rằng: thời gian lưu trữ tế bào gốc cuống rốn từ 21 – 23.5 năm khi được bảo quản trong Nitơ lỏng ở điều kiện -196 độ C
3. 15+ Lợi ích của việc lưu trữ tế bào gốc cuống rốn
Lợi ích của việc lưu trữ tế bào gốc cuống rốn đã được chứng minh, đặc biệt là những ứng dụng trong Y học. Một vài lý do bạn nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn đó là:
1. Điều trị bệnh cho bé.
2. Chữa bệnh cho người thân hoặc cộng đồng với điều kiện có chỉ số sinh học phù hợp.
4. Điều trị các bệnh ung thư máu: bệnh bạch cầu tủy cấp tính, bệnh bạch cầu lympho cấp tính, bệnh bạch cầu tủy mãn tính, u mô bào…
5. Điều trị các bệnh máu không ác tính: thiếu máu bất sản, hội chứng Chediak-Higashi, hội chứng Diamond-Blackfan, thiếu máu Fanconi’s, hội chứng suy tủy di truyền…
6. Các bệnh suy giảm miễn dịch: bệnh u hạt mãn tính, bệnh suy giảm miễn dịch thông thường, bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp nguy kịch (SCID).
7. Tế bào gốc cuống rốn điều trị khối u.
8. Các bệnh rối loạn chuyển hóa
9. Điều trị bệnh lý ngoài huyết học: tổn thương não, tiểu đường típ 1, tim mạch, tổn thương tủy sống.
11. Tế bào gốc máu cuống rốn có khả năng tái tạo các tế bào máu khỏe mạnh với tốc độ nhanh hơn.
12. Tế bào gốc cuống rốn sản sinh tế bào hồng cầu, giúp mang oxy tới toàn bộ các tế bào khác.
13. Tế bào gốc máu cuống rốn sản sinh tế bào bạch cầu, tăng cường khả năng miễn dịch.
14. Tế bào gốc hệ tạo máu điều trị hiệu quả những bệnh lý mắc phải hoặc bẩm sinh.
15. Tế bào tiểu cầu giúp đông máu khi bị thương…
4. Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn ở đâu tốt?
Lưu trữ tế bào máu cuống rốn là hết sức cần thiết. Hiện nay có rất nhiều cơ sở với phương pháp lưu trữ tế bào gốc cuống rốn hiện đại. Bạn có thể tham khảo danh sách bệnh viện/ngân hàng lưu trữ tế bào gốc hàng đầu tại Việt Nam như:
1. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc FSCB.
2. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
3. Ngân hàng tế bào gốc – Bệnh viện Nhi Trung ương.
4. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc Medeze.
5. Ngân hàng tế bào gốc MekoStem.
6. Bệnh viện truyền máu huyết học.
7. Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.
8. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
9. Bệnh viện Từ Dũ.
10. Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
11. Bệnh Viện Quốc Tế DNA.
Tổng kết
Thời gian lưu trữ tế bào gốc cuống rốn từ 21 – 23.5 năm khi được bảo quản trong Nitơ lỏng ở điều kiện -196 độ C. Hiện nay, với kỹ thuật Y khoa hiện đại, việc lấy và lưu trữ tế bào gốc cuống rốn hầu như không gặp khó khăn hay gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé. Nếu cha mẹ có ý định lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con, hãy tham khảo danh sách những cơ sở dịch vụ lưu trữ tế bào gốc mà Medplus đã liệt kê trên nhé.
Nếu có hứng thú tìm hiểu về tế bào gốc, những ứng dụng cũng như lợi ích sức khỏe, hãy đón đọc thêm nhiều bài viết khác của Medplus bạn nhé.
Xem thêm bài viết liên quan đến tế bào gốc:
- 10+ ứng dụng lưu trữ tế bào gốc cuống rốn trong Y học
- [Tìm hiểu] phương pháp lưu trữ tế bào gốc cuống rốn ĐẠT CHUẨN nhất
- Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là gì? Có thật sự quan trọng và cần thiết
- Liệu pháp tế bào gốc: Lợi ích và SỨC MẠNH KÌ DIỆU
Nguồn thông tin tham khảo: